Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Ngày này năm xưa : Người Mỹ và người Nga gặp nhau trong không gian

Ngày 17 tháng 7 năm 1975, những nhà du hành Hoa Kỳ và Liên Xô đã hoàn thành công việc chung đầu tiên trong không gian giữa hai quốc gia thuộc dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz. Nó đánh dấu sự hạ nhiệt của một thời kỳ dài mối quan hệ giữa hai cường quốc thế giới leo thang căng thẳng.

Chỉ huy của hai sứ mệnh bởi hai cường quốc gặp nhau trong không gian. Bản quyền hình : NASA.
Chỉ huy của hai sứ mệnh bởi hai cường quốc gặp nhau trong không gian. Bản quyền hình : NASA.

Chuyến bay Soyuz của Liên Xô và Apollo của Hoa Kỳ được phóng lên trong vòng bảy tiếng rưỡi vào ngày 15 tháng 7 và cả hai cập bến cùng nhau vào ngày 17 tháng 7. Ba tiếng sau đó, cả thế giới theo dõi qua truyền hình trực tiếp những chỉ huy của hai sứ mệnh, là Tom Stafford và Alexey Leonov, bắt tay nhau khi cả hai cùng mở cửa khoang.

Cả hai con tàu cuối cùng cũng gặp mặt nhau, nhưng nó không phải một chuyến đi suôn sẻ mà những kỹ sư dưới mặt đất phải làm việc và chỉnh các thông số liên tục để cả hai tương thích và gặp nhau. Trong khi đó, các phi hành gia phải tìm hiểu về ngôn ngữ của nhau. Bởi vì cách phát âm của Stafford khi nói tiếng Nga, nên Leonov đã nói giỡn rằng trên sứ mệnh này có ba thứ tiếng : tiếng Nga, tiếng Anh và Oklahomski.

Vào ngày 24 tháng 5 năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin đã cùng nhau ký một thỏa thuận mở đường cho dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz. Thỏa thuận này đánh dấu sự làm mềm dẻo đi mối quan hệ cứng rắn giữa hai quốc gia. Trong năm 1975, sứ mệnh chung này là một thành tựu kỹ thuật. Bản quyền hình : NASA.
Vào ngày 24 tháng 5 năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin đã cùng nhau ký một thỏa thuận mở đường cho dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz. Thỏa thuận này đánh dấu sự làm mềm dẻo đi mối quan hệ cứng rắn giữa hai quốc gia. Trong năm 1975, sứ mệnh chung này là một thành tựu kỹ thuật. Bản quyền hình : NASA.

Cả hai con tàu đã dành 44 tiếng để giao lưu với nhau, sứ mệnh này đã đem về sự tăng cường hợp tác khoa học, kỹ thuật giữa hai quốc gia mà đã từng đối lập với nhau trước đó. Sau sứ mệnh này, một số tàu con thoi của Mỹ đã cập cảng Trạm Không gian Mir của Xô Viết, và vẫn còn ở đó sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991.

Hiện nay, hai quốc gia vẫn làm việc khoa học cùng nhau ở dưới mặt đất và trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS), dù cho mối quan hệ giữa hai quốc gia hiện cũng đang có chiều hướng xấu đi.