Quan sát bầu trời tháng 1 năm 2015
Rất vui mừng được gặp bạn trong những ngày đầu năm mới 2015. Tháng một này chúng ta sẽ được quan sát những kỳ quan tuyệt đẹp của bầu trời mùa đông, ngay tháng đầu năm thiên nhiên đã dành tặng ta cơn mưa sao băng Quadrantid mà được kỳ vọng là có thể đạt từ 50 tới 100 sao băng mỗi giờ, tiếp theo là chòm sao thợ săn Orion cùng chòm sao bò vàng Taurus thống lĩnh bầu trời hướng đông từ khi màn đêm vừa buông xuống, và còn nhiều thiên thể đẹp lung linh khác đang chờ bạn khám phá.
CÁC HÀNH TINH BUỔI CHIỀU TỐI
Hành tinh Hỏa vẫn tiếp tục tỏa sáng ở chân trời hướng tây tây nam vào những buổi chiều hoàng hôn. Hành tinh Hỏa có độ sáng +1,29 vào đầu tháng nằm trong chòm sao Capricornus (Dê biển) và tới ngày 10 thì nó sẽ di chuyển qua khu vực chòm sao Aquarius (Bảo Bình) rồi sẽ có độ sáng +1,39 vào cuối tháng.
Hành tinh Kim sẽ bắt đầu xuất hiện bên dưới hành tinh Hỏa ở chân trời hướng tây tây nam từ ngày 20, nó chỉ xuất hiện thấp gần chân trời một chút xíu từ 7 giờ rồi biến mất vào sau 8 giờ tối. Hành tinh Kim sẽ dần dần lên cao hơn trên bầu trời chiều và sẽ thích hợp cho bạn quan sát vào ngày 7 tháng 6 tới đây.
Hành tinh Mộc sẽ mọc lên bầu trời hướng đông từ sau 9 giờ tối trong khu vực chòm sao Leo (Sư tử) với độ sáng biểu kiến là -2,0. Và vào cuối tháng thì nó sẽ mọc lên từ 7 giờ tối. Ngày 7 tháng 2 sắp tới, hành tinh Mộc sẽ đạt vị trí xung đối và đó là thời điểm thích hợp cho bạn quan sát nó.
CÁC CHÒM SAO VÀ THIÊN THỂ
Chúng ta đang quan sát bầu trời mùa đông với nhiều kỳ quan tuyệt vời của bầu trời. Hãy cùng tìm hiểu một chòm sao đặc trưng của bầu trời mùa đông và rất dễ nhận biết, đó là chòm sao Orion – chàng thợ săn vĩ đại của bầu trời đêm. Theo một phiên bản trong Thần thoại Hy Lạp, chàng Orion tự cho mình là người thợ săn tài giỏi nhất, Hera là vợ của thần Zeus nghe được điều này nên đã cho một con bọ cạp xuống và giết chết Orion. Thần Zeus thương tiếc Orion nên cho chàng lên bầu trời, và con bọ cạp kia cũng được lên trời. Và có một điều thú vị rằng, khi chòm sao Orion mọc lên từ bầu trời thì chòm sao bọ cạp Scorpius cũng lặn xuống, vì thế hai kẻ thù sẽ không bao giờ thấy mặt nhau.
Chòm sao Orion rất dễ nhận biết vì có nhiều sao sáng và có ba ngôi sao thẳng hàng cách đều nhau. Bạn có thể quan sát chòm sao này từ khi màn đêm vừa buông xuống ở gần chân trời hướng đông cho đến khi bình minh sắp đến ở gần chân trời hướng tây.
Ngôi sao trắng xanh Rigel là ngôi sao sáng thứ 6 trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến là 0,18, nó cũng là một đỉnh của Lục giác mùa đông. Người ta ước lượng khoảng cách từ Rigel đến chúng ta là vào khoảng 700 đến 900 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao siêu khổng lồ xanh với khối lượng gấp 17 lần và độ sáng gấp 85 ngàn lần so với Mặt Trời, như vậy nó là ngôi sao sáng nhất trong vùng những ngôi sao lân cận với Mặt Trời.
Tối hơn Rigel một chút, Betelgeuse màu đỏ cam là ngôi sao sáng thứ 8 trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến thay đổi từ 0,2 đến 1,2, và nó là một trong ba đỉnh của Tam giác mùa đông. Betelgeuse cách chúng ta khoảng 640 năm ánh sáng. Nếu đặt nó thế chỗ cho Mặt Trời thì bề mặt của nó có thể vươn tới quỹ đạo của hành tinh Mộc.
Bạn dễ dàng nhận ra được hai ngôi sao này vì chúng nằm đối xứng nhau qua ba ngôi sao thẳng hàng của chòm sao Orion.
Thật không khó để bắt gặp ba ngôi sao thẳng hàng của chòm sao thợ săn trên bầu trời đêm, chúng gồm ba ngôi sao : Alnitak Alnilam và Mintaka. Chúng tượng trưng cho thắt lưng của chàng thợ săn Orion.
Một điểm dừng chân lý tưởng ở chòm sao này mà bạn không thể bỏ qua – tinh vân Orion (M42). Tinh vân được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Pháp Peiresc vào năm 1610. Bạn có thể quan sát nó bằng mắt thường tại nơi có điều kiện quan sát tốt, vì nó có độ sáng biểu kiến là +4, cách chúng ta 1600 năm ánh sáng và trải rộng 33 năm ánh sáng. Bạn hãy kéo một đường thẳng từ ngôi sao Betelgeuse đến ngôi sao Alnitak trong thắt lưng của Orion là bạn sẽ bắt gặp ngay tinh vân này.
Chúng ta tạm chia tay với chòm sao Orion và cùng nhau đi tiếp chuyến khám phá những kỳ quan của bầu trời mùa đông nhé. Gần chòm sao Orion là chòm sao Taurus (Con bò vàng), đây cũng là một trong những chòm sao đặc trưng của bầu trời mùa đông. Bạn có thể bắt gặp chòm sao Taurus khi bạn kéo thẳng ba ngôi sao thẳng hàng của chòm sao Orion về bên phải.
Hình tượng của chòm sao này là một con bò vàng do thần Zeus biến hóa thành. Sở dĩ ông biến thành con bò là vì ông muốn tiếp cận với cô gái Europa mà không bị sự kiểm soát bởi bà vợ Hera của mình, sau khi Europa lên lưng con bò Taurus thì nó lao nhanh vào biển. Zeus đưa nàng Europa qua Địa Trung Hải và đến đảo Crete ở Hy Lạp rồi kết hôn với nàng, miền đất rộng lớn mà Zeus đưa nàng Europa tới ngày nay có tên là Europa - tức là Âu châu. Hình ảnh con bò trong chòm sao Taurus chỉ thấy được nửa phần trên vì trong lúc con bò bơi vượt biển, nửa phần dưới đang chìm dưới mặt nước.
Chòm sao Taurus cũng có một ngôi sao thuộc Lục giác mùa đông, vì thế nó cũng sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông từ khi màn đêm vừa buông xuống. Ngôi sao đó là ngôi sao Aldebaran, một ngôi sao đỏ cam với độ sáng biểu kiến là 0,87, sáng nhất chòm sao Taurus và đứng thứ 14 trong danh sách những ngôi sao sáng nhất bầu trời. Aldebaran cách chúng ta 68 năm ánh sáng với đường kính gấp khoảng 44,2 lần và độ sáng gấp khoảng 425 lần so với Mặt Trời của chúng ta.
Một kỳ quan tuyệt vời nữa thuộc chòm sao Taurus, đó là cụm sao phân tán Pleiades (M45), cụm sao này còn có tên gọi là Tua Rua hay sao Mạ trong cách gọi dân dã của tiếng Việt vì khi nó xuất hiện trên bầu trời khoảng đầu tháng 6 dương lịch thì đó là thời điểm bước vào lúc gieo mạ lúa mùa chính vụ, cụm sao này có vài trăm ngôi sao nhưng chúng ta chỉ quan sát được từ 6 đến 7 ngôi sao sáng nhất của nó bằng mắt thường, bạn hãy quan sát qua kính thiên văn để thấy rõ ràng về nó. Nhiều người nghĩ rằng cụm sao Thất Nữ chỉ xuất hiện vào mùa đông chung với chòm sao Taurus, nhưng thật ra không phải như thế. Ở Việt Nam chúng ta quan sát được nó từ giữa tháng 6 vào lúc trước bình minh cho đến giữa tháng 4 năm sau vào lúc sau hoàng hôn.
CÁC SỰ KIỆN THIÊN VĂN
Rạng sáng ngày 4 tháng 1 tới đây, chúng ta sẽ được quan sát mưa sao băng Quadrantid, đây là một cơn mưa sao băng trên mức trung bình với lượng sao băng lên đến 40 sao băng mỗi giờ. Cơn mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 1/1 đến 5/1 và năm nay đạt cực điểm là vào 4 tháng 1. Bạn hãy nhìn về phía đông khoảng 3 giờ sáng tại khu vực giữa chòm sao Draco (Con rồng) và Bootes (Thợ săn gấu). Ngày 5 tháng 1 tới Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng tròn, cho nên vào lúc diễn ra cực điểm mưa sao băng thì Mặt Trăng sẽ lặn đi ở hướng tây từ sau 3 giờ.
CÁC HÀNH TINH BUỔI SÁNG
Hành tinh Mộc sẽ mọc lên bầu trời hướng đông từ sau 9 giờ tối trong khu vực chòm sao Leo (Sư tử) và điều này có nghĩa là nó sẽ thống trị bầu trời suốt đêm cho tới sáng, nếu bạn có việc dậy sớm và cần tìm cho mình một ngôi sao may mắn cho ngày làm việc mới, hãy nhìn ngay về hướng tây để bắt gặp ngay hành tinh Mộc đang tỏa sáng ở đó. Ngày 7 tháng 2 sắp tới, hành tinh Mộc sẽ đạt vị trí xung đối và đó là thời điểm thích hợp cho bạn quan sát nó.
MẶT TRĂNG VÀ PHA MẶT TRĂNG
Ngày đầu tháng 1 năm 2015 dương lịch nhằm ngày 11 tháng 11 năm Giáp ngọ. Pha trăng tròn tháng 11 âm lịch sẽ diễn ra vào lúc 11:55 ngày 5/1. Trăng hạ huyền tháng 11 sẽ diễn ra vào 16:48 ngày 13/1. Trăng mới bắt đầu tháng 12 âm lịch vào lúc 20:15 ngày 20/1 và Trăng thượng huyền tháng 12 âm lịch sẽ xảy ra vào lúc 11:50 ngày 27/1.
Mặt Trăng sẽ giao hội với hành tinh Mộc vào lúc 12:38 ngày 8/1 với khoảng cách 4°52' trong chòm sao Leo (Sư tử). Tiếp theo, Mặt Trăng sẽ giao hội với hành tinh Thổ vào lúc 19:01 ngày 16/1 với khoảng cách 1°50' trong chòm sao Libra (Cái cân). Sau đó, Mặt Trăng sẽ giao hội với hành tinh Hỏa vào lúc 09:41 ngày 23/1 với khoảng cách 3°44'trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình).
Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các chương trình sau của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
----------
Hình ảnh sử dụng trong video :
New Year 2014 fireworks Eiffel Tower in Paris
Gray M'saad
http://goo.gl/v9KB8s
(00:10 - 00:15)
Quadrantids at Davis-Monthan Airforce Base Bone Yard
Sean Parker
http://goo.gl/ZezOlu
(00:15 - 00:32)
Orion and Taurus Area
Mike's Astrophotography
http://goo.gl/hpVHtO
(00:32 - 00:47)
the best 69p ever!
wildlifetours
http://goo.gl/tG8kzG
(02:24 - 02:40)
Uranometria orion
Johann Bayer's Uranometria (1661)
http://goo.gl/Y3CfIk
(02:40 - 02:47)
Orion constellation
Odd Høydalsvik, Bergen, Norway
http://goo.gl/Hoh5LU
(00:56 - 03:00)
Constellation Scorpius
William Castleman
http://goo.gl/VTHMpn
(03:00 - 03:05)
Rigel-Infinity
flames6995
http://goo.gl/RkYrqF
(03:51 - 04:17)
The last days of Betelgeuse
Lymos
http://goo.gl/H3tvWW
(04:33 - 04:45)
Orion Nebula - Hubble 2006 mosaic 18000
NASA, ESA, M. Robberto (Space Telescope Science Institute/ESA) and the Hubble Space Telescope Orion Treasury Project Team
http://goo.gl/Fc3nKL
(05:10 - 05:26)
M42 through Telescope
Joel.Gonzalez@backyardastronomy.net
http://goo.gl/jkzi6d
(05:26 - 05:53)
Taurus
Kagaya Studio
http://goo.gl/iJ1NQE
(06:29 - 06:56)
Sidney Hall - Urania's Mirror - Taurus
Sidney Hall (1788–1831)
http://goo.gl/wzBwLj
(06:56 - 07:05)
Aldebaran
Google Sky
http://goo.gl/WzxQCG
(07:32 - 07:46)
The Pleiades Star Cluster
AS N
http://goo.gl/ZEisJA
(07:46 - 08:09)
M45 Pleiades
Possum Observatory of New Zealand
http://goo.gl/bquFZu
(08:09 - 08:24)
The Pleiades
Keith Lard
http://goo.gl/ttE9s6
(08:24 - 08:42)
The Dish
Alex Cherney
http://goo.gl/LR0NeF
(08:42 - 08:53)
Quadrantids at Davis-Monthan Airforce Base Bone Yard
Sean Parker
http://goo.gl/3BtqFI
(09:03 - 09:28)
Jupiter Rising
Alan Dyer
http://goo.gl/f4LAz3
(09:59 - 10:16)
và những hình minh họa bầu trời đêm được sử dụng bằng phần mềm Stellarium.
Quan sát bầu trời tháng 1 năm 2015. |
CÁC HÀNH TINH BUỔI CHIỀU TỐI
Hành tinh Hỏa vẫn tiếp tục tỏa sáng ở chân trời hướng tây tây nam vào những buổi chiều hoàng hôn. Hành tinh Hỏa có độ sáng +1,29 vào đầu tháng nằm trong chòm sao Capricornus (Dê biển) và tới ngày 10 thì nó sẽ di chuyển qua khu vực chòm sao Aquarius (Bảo Bình) rồi sẽ có độ sáng +1,39 vào cuối tháng.
Hành tinh Kim sẽ bắt đầu xuất hiện bên dưới hành tinh Hỏa ở chân trời hướng tây tây nam từ ngày 20, nó chỉ xuất hiện thấp gần chân trời một chút xíu từ 7 giờ rồi biến mất vào sau 8 giờ tối. Hành tinh Kim sẽ dần dần lên cao hơn trên bầu trời chiều và sẽ thích hợp cho bạn quan sát vào ngày 7 tháng 6 tới đây.
Hành tinh Mộc sẽ mọc lên bầu trời hướng đông từ sau 9 giờ tối trong khu vực chòm sao Leo (Sư tử) với độ sáng biểu kiến là -2,0. Và vào cuối tháng thì nó sẽ mọc lên từ 7 giờ tối. Ngày 7 tháng 2 sắp tới, hành tinh Mộc sẽ đạt vị trí xung đối và đó là thời điểm thích hợp cho bạn quan sát nó.
CÁC CHÒM SAO VÀ THIÊN THỂ
Chúng ta đang quan sát bầu trời mùa đông với nhiều kỳ quan tuyệt vời của bầu trời. Hãy cùng tìm hiểu một chòm sao đặc trưng của bầu trời mùa đông và rất dễ nhận biết, đó là chòm sao Orion – chàng thợ săn vĩ đại của bầu trời đêm. Theo một phiên bản trong Thần thoại Hy Lạp, chàng Orion tự cho mình là người thợ săn tài giỏi nhất, Hera là vợ của thần Zeus nghe được điều này nên đã cho một con bọ cạp xuống và giết chết Orion. Thần Zeus thương tiếc Orion nên cho chàng lên bầu trời, và con bọ cạp kia cũng được lên trời. Và có một điều thú vị rằng, khi chòm sao Orion mọc lên từ bầu trời thì chòm sao bọ cạp Scorpius cũng lặn xuống, vì thế hai kẻ thù sẽ không bao giờ thấy mặt nhau.
Chòm sao Orion rất dễ nhận biết vì có nhiều sao sáng và có ba ngôi sao thẳng hàng cách đều nhau. Bạn có thể quan sát chòm sao này từ khi màn đêm vừa buông xuống ở gần chân trời hướng đông cho đến khi bình minh sắp đến ở gần chân trời hướng tây.
Ngôi sao trắng xanh Rigel là ngôi sao sáng thứ 6 trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến là 0,18, nó cũng là một đỉnh của Lục giác mùa đông. Người ta ước lượng khoảng cách từ Rigel đến chúng ta là vào khoảng 700 đến 900 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao siêu khổng lồ xanh với khối lượng gấp 17 lần và độ sáng gấp 85 ngàn lần so với Mặt Trời, như vậy nó là ngôi sao sáng nhất trong vùng những ngôi sao lân cận với Mặt Trời.
Tối hơn Rigel một chút, Betelgeuse màu đỏ cam là ngôi sao sáng thứ 8 trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến thay đổi từ 0,2 đến 1,2, và nó là một trong ba đỉnh của Tam giác mùa đông. Betelgeuse cách chúng ta khoảng 640 năm ánh sáng. Nếu đặt nó thế chỗ cho Mặt Trời thì bề mặt của nó có thể vươn tới quỹ đạo của hành tinh Mộc.
Bạn dễ dàng nhận ra được hai ngôi sao này vì chúng nằm đối xứng nhau qua ba ngôi sao thẳng hàng của chòm sao Orion.
Thật không khó để bắt gặp ba ngôi sao thẳng hàng của chòm sao thợ săn trên bầu trời đêm, chúng gồm ba ngôi sao : Alnitak Alnilam và Mintaka. Chúng tượng trưng cho thắt lưng của chàng thợ săn Orion.
Một điểm dừng chân lý tưởng ở chòm sao này mà bạn không thể bỏ qua – tinh vân Orion (M42). Tinh vân được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Pháp Peiresc vào năm 1610. Bạn có thể quan sát nó bằng mắt thường tại nơi có điều kiện quan sát tốt, vì nó có độ sáng biểu kiến là +4, cách chúng ta 1600 năm ánh sáng và trải rộng 33 năm ánh sáng. Bạn hãy kéo một đường thẳng từ ngôi sao Betelgeuse đến ngôi sao Alnitak trong thắt lưng của Orion là bạn sẽ bắt gặp ngay tinh vân này.
Chúng ta tạm chia tay với chòm sao Orion và cùng nhau đi tiếp chuyến khám phá những kỳ quan của bầu trời mùa đông nhé. Gần chòm sao Orion là chòm sao Taurus (Con bò vàng), đây cũng là một trong những chòm sao đặc trưng của bầu trời mùa đông. Bạn có thể bắt gặp chòm sao Taurus khi bạn kéo thẳng ba ngôi sao thẳng hàng của chòm sao Orion về bên phải.
Hình tượng của chòm sao này là một con bò vàng do thần Zeus biến hóa thành. Sở dĩ ông biến thành con bò là vì ông muốn tiếp cận với cô gái Europa mà không bị sự kiểm soát bởi bà vợ Hera của mình, sau khi Europa lên lưng con bò Taurus thì nó lao nhanh vào biển. Zeus đưa nàng Europa qua Địa Trung Hải và đến đảo Crete ở Hy Lạp rồi kết hôn với nàng, miền đất rộng lớn mà Zeus đưa nàng Europa tới ngày nay có tên là Europa - tức là Âu châu. Hình ảnh con bò trong chòm sao Taurus chỉ thấy được nửa phần trên vì trong lúc con bò bơi vượt biển, nửa phần dưới đang chìm dưới mặt nước.
Chòm sao Taurus cũng có một ngôi sao thuộc Lục giác mùa đông, vì thế nó cũng sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông từ khi màn đêm vừa buông xuống. Ngôi sao đó là ngôi sao Aldebaran, một ngôi sao đỏ cam với độ sáng biểu kiến là 0,87, sáng nhất chòm sao Taurus và đứng thứ 14 trong danh sách những ngôi sao sáng nhất bầu trời. Aldebaran cách chúng ta 68 năm ánh sáng với đường kính gấp khoảng 44,2 lần và độ sáng gấp khoảng 425 lần so với Mặt Trời của chúng ta.
Một kỳ quan tuyệt vời nữa thuộc chòm sao Taurus, đó là cụm sao phân tán Pleiades (M45), cụm sao này còn có tên gọi là Tua Rua hay sao Mạ trong cách gọi dân dã của tiếng Việt vì khi nó xuất hiện trên bầu trời khoảng đầu tháng 6 dương lịch thì đó là thời điểm bước vào lúc gieo mạ lúa mùa chính vụ, cụm sao này có vài trăm ngôi sao nhưng chúng ta chỉ quan sát được từ 6 đến 7 ngôi sao sáng nhất của nó bằng mắt thường, bạn hãy quan sát qua kính thiên văn để thấy rõ ràng về nó. Nhiều người nghĩ rằng cụm sao Thất Nữ chỉ xuất hiện vào mùa đông chung với chòm sao Taurus, nhưng thật ra không phải như thế. Ở Việt Nam chúng ta quan sát được nó từ giữa tháng 6 vào lúc trước bình minh cho đến giữa tháng 4 năm sau vào lúc sau hoàng hôn.
CÁC SỰ KIỆN THIÊN VĂN
Rạng sáng ngày 4 tháng 1 tới đây, chúng ta sẽ được quan sát mưa sao băng Quadrantid, đây là một cơn mưa sao băng trên mức trung bình với lượng sao băng lên đến 40 sao băng mỗi giờ. Cơn mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 1/1 đến 5/1 và năm nay đạt cực điểm là vào 4 tháng 1. Bạn hãy nhìn về phía đông khoảng 3 giờ sáng tại khu vực giữa chòm sao Draco (Con rồng) và Bootes (Thợ săn gấu). Ngày 5 tháng 1 tới Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng tròn, cho nên vào lúc diễn ra cực điểm mưa sao băng thì Mặt Trăng sẽ lặn đi ở hướng tây từ sau 3 giờ.
CÁC HÀNH TINH BUỔI SÁNG
Hành tinh Mộc sẽ mọc lên bầu trời hướng đông từ sau 9 giờ tối trong khu vực chòm sao Leo (Sư tử) và điều này có nghĩa là nó sẽ thống trị bầu trời suốt đêm cho tới sáng, nếu bạn có việc dậy sớm và cần tìm cho mình một ngôi sao may mắn cho ngày làm việc mới, hãy nhìn ngay về hướng tây để bắt gặp ngay hành tinh Mộc đang tỏa sáng ở đó. Ngày 7 tháng 2 sắp tới, hành tinh Mộc sẽ đạt vị trí xung đối và đó là thời điểm thích hợp cho bạn quan sát nó.
MẶT TRĂNG VÀ PHA MẶT TRĂNG
Ngày đầu tháng 1 năm 2015 dương lịch nhằm ngày 11 tháng 11 năm Giáp ngọ. Pha trăng tròn tháng 11 âm lịch sẽ diễn ra vào lúc 11:55 ngày 5/1. Trăng hạ huyền tháng 11 sẽ diễn ra vào 16:48 ngày 13/1. Trăng mới bắt đầu tháng 12 âm lịch vào lúc 20:15 ngày 20/1 và Trăng thượng huyền tháng 12 âm lịch sẽ xảy ra vào lúc 11:50 ngày 27/1.
Mặt Trăng sẽ giao hội với hành tinh Mộc vào lúc 12:38 ngày 8/1 với khoảng cách 4°52' trong chòm sao Leo (Sư tử). Tiếp theo, Mặt Trăng sẽ giao hội với hành tinh Thổ vào lúc 19:01 ngày 16/1 với khoảng cách 1°50' trong chòm sao Libra (Cái cân). Sau đó, Mặt Trăng sẽ giao hội với hành tinh Hỏa vào lúc 09:41 ngày 23/1 với khoảng cách 3°44'trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình).
Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các chương trình sau của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
----------
Hình ảnh sử dụng trong video :
New Year 2014 fireworks Eiffel Tower in Paris
Gray M'saad
http://goo.gl/v9KB8s
(00:10 - 00:15)
Quadrantids at Davis-Monthan Airforce Base Bone Yard
Sean Parker
http://goo.gl/ZezOlu
(00:15 - 00:32)
Orion and Taurus Area
Mike's Astrophotography
http://goo.gl/hpVHtO
(00:32 - 00:47)
the best 69p ever!
wildlifetours
http://goo.gl/tG8kzG
(02:24 - 02:40)
Uranometria orion
Johann Bayer's Uranometria (1661)
http://goo.gl/Y3CfIk
(02:40 - 02:47)
Orion constellation
Odd Høydalsvik, Bergen, Norway
http://goo.gl/Hoh5LU
(00:56 - 03:00)
Constellation Scorpius
William Castleman
http://goo.gl/VTHMpn
(03:00 - 03:05)
Rigel-Infinity
flames6995
http://goo.gl/RkYrqF
(03:51 - 04:17)
The last days of Betelgeuse
Lymos
http://goo.gl/H3tvWW
(04:33 - 04:45)
Orion Nebula - Hubble 2006 mosaic 18000
NASA, ESA, M. Robberto (Space Telescope Science Institute/ESA) and the Hubble Space Telescope Orion Treasury Project Team
http://goo.gl/Fc3nKL
(05:10 - 05:26)
M42 through Telescope
Joel.Gonzalez@backyardastronomy.net
http://goo.gl/jkzi6d
(05:26 - 05:53)
Taurus
Kagaya Studio
http://goo.gl/iJ1NQE
(06:29 - 06:56)
Sidney Hall - Urania's Mirror - Taurus
Sidney Hall (1788–1831)
http://goo.gl/wzBwLj
(06:56 - 07:05)
Aldebaran
Google Sky
http://goo.gl/WzxQCG
(07:32 - 07:46)
The Pleiades Star Cluster
AS N
http://goo.gl/ZEisJA
(07:46 - 08:09)
M45 Pleiades
Possum Observatory of New Zealand
http://goo.gl/bquFZu
(08:09 - 08:24)
The Pleiades
Keith Lard
http://goo.gl/ttE9s6
(08:24 - 08:42)
The Dish
Alex Cherney
http://goo.gl/LR0NeF
(08:42 - 08:53)
Quadrantids at Davis-Monthan Airforce Base Bone Yard
Sean Parker
http://goo.gl/3BtqFI
(09:03 - 09:28)
Jupiter Rising
Alan Dyer
http://goo.gl/f4LAz3
(09:59 - 10:16)
và những hình minh họa bầu trời đêm được sử dụng bằng phần mềm Stellarium.