Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Ngày này năm xưa: Ngày sinh nhà khoa học Isaac Newton

Ngày 25 tháng 12 năm 1642, nhà vật lý học và toán học người Anh tên Isaac Newton đã được ra đời. Ông được nhiều người coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, vì ông đã đặt nền móng cho những hiểu biết của chúng ta về sự chuyển động của các thiên thể, về ánh sáng và về lực hấp dẫn.

Tranh vẽ bởi họa sĩ Jean Leon Huens.
Tranh vẽ bởi họa sĩ Jean Leon Huens.

Công trình của Newton được viết trong ba tập sách nổi tiếng của tác phẩm Các nguyên lý cơ bản của toán học (Philosophae Naturalis Principia Mathematica) hay còn được gọi ngắn là Principia, nó gồm ba định luật của ông về chuyển động mà ngày nay chúng là nền tảng căn bản của cơ học thiên thể cổ điển. Principia cũng có ghi những ý về định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.

Ba định luật về chuyển động của Newton. Chúng được gọi là định luật, chúng mô tả những điều căn bản về vật chất trong vũ trụ này.

1. Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
2. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
3. Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị , cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

Định luật vạn vật hấp dẫn. Bạn có nhớ câu chuyện một trái táo rớt xuống đất của Newton không ? Newton suy nghĩ khi thấy những trái táo rớt rằng, trái táo đã được tăng tốc từ con số 0 kể từ khi nó bị dứt khỏi cái cây và trên đường rớt xuống đất.

Dựa theo Định luật thứ hai của Newton, cái mà làm cho trái táo tăng tốc được tạo ra khi có một lực nào đó tác động vào đối tượng (là trái táo). Newton suy nghĩ về lực này và ông đã thông hiểu được lực đó như học trò ngày nay hiểu rõ lực đó là lực hấp dẫn.

Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton không chỉ áp dụng được với những trái táo trên cây táo ở vườn nhà của ông. Nếu cây táo đó mọc trên ngọn núi cao thì trái táo vẫn bị rớt và cái lực đó vẫn tác dụng vào trái táo rớt. Cái nhìn của ông về lực đó được ông mở rộng cho tới Mặt Trăng, Sau khi ông thắc mắc tại sao Mặt Trăng không rớt như những trái táo, thì ông đã nhận biết ra rằng quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là hệ quả của lực hấp dẫn.

Những người thế hệ sau – đặc biệt nhất là Albert Einstein – đã cải tiến hơn sự hiểu biết của chúng ta về lực hấp dẫn. Những mô tả chính xác nhất về lực hấp dẫn ngày nay có thể được tìm thấy trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein, nó khẳng định rằng lực hấp dẫn là hệ quả của độ cong của không gian-thời gian.

Nếu như Newton chỉ đóng góp cho nhân loại ba định luật chuyển động và định luật vạn vật hấp dẫn thì chúng ta coi ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới. Nhưng ông không dừng lại ở đó, ông còn chế tạo chiếc kính thiên văn phản xạ đầu tiên để góp phần tìm ra cách phân tách ánh sáng trắng thành quang phổ có nhiều màu sắc bằng một lăng kính, từ đó đặt nhiều nền tảng cho thiên văn học hiện đại ngày nay.

Và dù vậy, Newton vẫn tự hỏi mình rằng làm thế nào để biết được nhiều điều hơn nữa. Ông được cho là đã nói : “Tôi không biết tôi sẽ trình bày cho thế giới những cái gì, nhưng bản thân tôi đối với tôi chỉ như là một chú nhóc dạo chơi trên bờ biển, đi từ chỗ này qua chỗ khác để tìm kiếm một viên sỏi hay một vỏ sò đẹp, trong khi đại dương sự thật to lớn chưa được khám phá thì đang ở trước mặt tôi.” (“I do not know what I may appear to the world, but to myself I seem to have been only like a boy playing on the sea-shore, and diverting myself in now and then finding a smoother pebble or a prettier shell than ordinary, whilst the great ocean of truth lay all undiscovered before me.”).

+Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky