Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Lịch thiên văn năm 2015

Như vậy là năm 2014 sắp kết thúc và chúng ta đang sắp bước qua năm 2015. Năm 2014 khép lại với rất nhiều sự kiện thiên văn như những lần giao hội cực gần của những thiên thể, những lần nhật/nguyệt thực một/bán/toàn phần trên toàn thế giới và những cơn mưa sao băng rực rỡ. Và năm 2015 thì sao ?

Lịch thiên văn năm 2015
Lịch thiên văn năm 2015

Chúng ta hãy cùng điểm qua những sự kiện bên dưới đây nhé. Chú ý là thời gian bên dưới đây đã được chuyển đổi sang giờ Sài Gòn, tức là múi giờ UTC+7.

   THÁNG 1 

Ngày 3, 4/1. Mưa sao băng Quadrantid. Mưa sao băng Quadrantid là một cơn mưa sao băng trên mức trung bình với lượng sao băng lên đến 40 sao/giờ. Cơn mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 1/1 đến 5/1 và năm nay đạt cực điểm là vào tối 3 và rạng sáng 4/1. Trăng sắp tròn (ngày 5 là tròn) sẽ lặn dần ở hướng tây trong khi bạn quan sát sao băng ở bầu trời hướng đông. Xem bài viết.

Ngày 5/1. Trăng tròn tháng 11 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 11:55, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Gemini (Hai anh em).

Ngày 8/1. Mặt Trăng giao hội với Mộc Tinh. Mặt Trăng sẽ cách Mộc Tinh khoảng 4° trên bầu trời buổi tối. Trăng trương huyền nhỏ dần sẽ có độ sáng biểu kiến là -12,5 và Mộc Tinh là -2,5 cùng nằm trong khu vực chòm sao Leo (Sư tử). Hãy quan sát hai thiên thể này ở bầu trời hướng đông ngay sau khi Mặt Trời lặn, cặp thiên thể sẽ ở trên bầu trời cho tới sáng bữa sau.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 16/1. Mặt Trăng giao hội với Thổ Tinh. Mặt Trăng sẽ cách Thổ Tinh khoảng 2° trên bầu trời buổi tối sau nửa đêm. Trăng khuyết cuối tháng sẽ có độ sáng biểu kiến là -11,0 và Thổ Tinh là +1,2 lần lượt nằm trong khu vực chòm sao Scorpius (Bò cạp) và Libra (Cái cân). Hãy quan sát hai thiên thể này ở bầu trời hướng đông từ sau nửa đêm, cặp thiên thể sẽ ở cao trên bầu trời cho tới sáng.

Ngày 20/1. Trăng mới tháng 12 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 20:15. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Ngày 23/1. Mặt Trăng giao hội với Hỏa Tinh. Mặt Trăng sẽ cách Hỏa Tinh khoảng 3° trên bầu trời hoàng hôn. Trăng non đầu tháng sẽ có độ sáng biểu kiến là -10,3 và Thổ Tinh là +0,9 cùng nằm trong khu vực chòm sao Aquarius (Bảo Bình). Hãy quan sát hai thiên thể này ở bầu trời hướng đông từ khi hoàng hôn, cặp thiên thể sẽ lặn vào sau 8 giờ tối.

   THÁNG 2 

Tháng 2. Phi thuyền Dawn tới tiểu hành tinh Ceres. Ceres là tiểu hành tinh lớn nhất nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa Hỏa Tinh và Mộc Tinh. Do kích thước và hình dạng của nó, nó chính thức được phân loại là hành tinh lùn, giống như hành tinh lùn Pluto (trước 2006 gọi là hành tinh Diêm Vương). Ceres có đường kính là 950 cây số, đủ lớn để tạo thành một khối cầu. Phi thuyền Dawn sẽ có vài tháng nghiên cứu khoa học trên bề mặt Ceres và gởi về địa cầu những hình ảnh đầu tiên về một tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Ngày 4/2. Trăng tròn tháng 12 âm lịch. Đây là lần trăng tròn cuối cùng của năm Giáp Ngọ. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 06:10, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Cancer (Con cua).

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 7/2. Mộc Tinh đạt vị trí xung đối. Hành tinh khí khổng lồ sẽ đạt vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời vào lúc 01:09. Đây là thời gian tốt nhất để chụp hình và quan sát Mộc Tinh. Một chiếc kính thiên văn cỡ vừa sẽ cho bạn thấy chi tiết về bề mặt của nó, khi quan sát qua ống nhòm bạn sẽ thấy được bốn vệ tinh lớn nhất của nó. Mộc Tinh sẽ mọc lên bầu trời hướng đông vào 18:26, lên cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm và lặn vào 05:47 ở chân trời hướng tây. Nó nằm trong chòm sao Cancer (Con cua) suốt đêm.

Ngày 19/2. Trăng mới tháng 1 âm lịch. Đây là ngày đầu tiên của năm Ất Mùi. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 06:49. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Ngày 22/2. Kim Tinh giao hội với Hỏa Tinh. Kim Tinh sẽ cách Hỏa Tinh 28' (tức là chưa được 1°) trên bầu trời hướng tây vào lúc 7 giờ tối, cả hai sẽ nằm cao 10 độ so với chân trời hướng tây. Kim Tinh với độ sáng biểu kiến là -3,38 trong khi Hỏa Tinh là +1,46 và hai hành tinh này nằm gần với nhau rồi gộp lại như một ngôi sao mới rất sáng. Nhưng rất tiếc bạn chỉ có thể quan sát chúng từ khi Mặt Trời lặn cho tới trước 7 giờ rưỡi, thời gian rất ngắn và chúng nằm thấp gần chân trời, nên sự kiện này rất thú vị nhưng khó quan sát được.

   THÁNG 3 

Ngày 6/3. Trăng tròn tháng 1 âm lịch. Đây là lần trăng tròn đầu tiên của năm Ất Mùi. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 01:07, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Leo (Sư Tử).

Ngày 20/3. Trăng mới tháng 2 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 16:37. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 20/3. Nhật thực toàn phần. Nhật thực toàn phần diễn ra khi Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó che khuất được toàn bộ Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Nhật thực lần này sẽ xảy ra vào 16:46 và quan sát được ở đảo Greenland, toàn bộ Âu châu, phía bắc Phi châu và Tây Bắc Á, tức là không quan sát được ở Việt Nam. Khi quan sát nhật thực cần phải sử dụng thiết bị màng lọc hỗ trợ, vì tia cực tím của Mặt Trời có thể làm hại mắt và gây mù lòa.
Xem bản đồ và thông tin bởi NASA.
> Xem bài viết.

Ngày 21/3. Xuân phân. Xuân phân sẽ diễn ra vào 05:41. Mặt Trời sẽ chiếu sáng trực tiếp trên đường xích đạo và thời gian ngày đêm sẽ dài bằng nhau trên toàn thế giới. Đây là ngày đầu tiên của mùa xuân ở bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa thu ở nam bán cầu. Xem bài viết.






   THÁNG 4 

Ngày 4/4. Nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực toàn phần diễn ra khi Mặt Trăng đi hoàn toàn vào vùng bóng tối của Trái Đất. Trong suốt quá trình này, Mặt Trăng sẽ dần tối hơn và sau đó sẽ có màu đỏ cam. Việt Nam sẽ quan sát được vào lúc trăng mọc buổi chiều. Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 18:59 tới 19:03 trong khi pha một phần xảy ra từ 17:16 tới 20:45. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:10 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:08. Mặt Trăng sẽ nằm cao 13° so với chân trời khi vào cực đại của nguyệt thực toàn phần. Ngoài ra, nguyệt thực cũng quan sát được ở vùng viễn đông của nước Nga, Nhật Bản, Triều Tiên, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Úc châu và Tân Tây Lan, cùng khu vực Alaska của Hoa Kỳ và toàn bộ Thái Bình Dương.
Xem bản đồ và thông tin bởi NASA.
> Xem bài viếtvideo.

Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 4/4/2015. Việt Nam sẽ quan sát được lúc trăng mọc. Đồ họa : NASA.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 4/4/2015. Việt Nam sẽ quan sát được lúc trăng mọc. Đồ họa : NASA.

Ngày 4/4. Trăng tròn tháng 2 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 19:07, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Virgo (Trinh nữ).

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 8/4. Mặt Trăng giao hội với Thổ Tinh. Mặt Trăng sẽ cách Thổ Tinh khoảng 2° trên bầu trời sau 9 giờ tối. Trăng trương huyền nhỏ dần sẽ có độ sáng biểu kiến là -12,4 và Thổ Tinh là +0,9 đều nằm trong khu vực chòm sao Scorpius (Bò cạp). Hãy quan sát hai thiên thể này ở bầu trời hướng đông từ sau 9 giờ tối, cặp thiên thể sẽ ở cao trên bầu trời cho tới sáng.

Ngày 19/4. Trăng mới tháng 3 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 01:58. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Ngày 22, 23/4. Mưa sao băng Lyrid. Mưa sao băng Lyrid là một cơn mưa sao băng trung bình với lượng sao băng khoảng 10 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 19/4 đến 25/4 và năm nay đạt cực điểm là vào ngày 22 và 23/4. Trăng non đầu tháng sẽ xuất hiện ở bầu trời hướng tây và là một vấn đề nhỏ trong buổi quan sát này. Xem bài viết.

   THÁNG 5 

Ngày 4/5. Trăng tròn tháng 3 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 10:43, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Libra (Cái cân).

Ngày 5, 6/5. Mưa sao băng Eta Aquarid. Mưa sao băng Eta Aquadrid là một cơn mưa sao băng trên mức trung bình với lượng sao băng có thể lên đến 40 sao/giờ khi quan sát ở nam bán cầu và 30 sao/giờ ở bắc bán cầu. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 24/4 đến 20/5 và năm nay đạt cực điểm là vào ngày 5 và 6/5. Trăng trương huyền nhỏ dần sẽ xuất hiện vào sau nửa đêm và sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới buổi quan sát của bạn. Xem bài viết.

Ngày 18/5. Trăng mới tháng 4 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 11:15. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 23/5. Thổ Tinh đạt vị trí xung đối. Hành tinh khí khổng lồ có vành đai này sẽ đạt vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời vào lúc 08:22. Đây là thời gian tốt nhất để chụp hình và quan sát Thổ Tinh. Một chiếc kính thiên văn cỡ vừa sẽ cho bạn thấy chi tiết về bề mặt của nó, khi quan sát qua ống nhòm bạn sẽ thấy được vành đai của nó. Thổ Tinh sẽ mọc lên bầu trời hướng đông vào 18:00, lên cao nhất trên bầu trời vào 23:49 và lặn vào 05:42 ở chân trời hướng tây. Nó nằm trong chòm sao Scorpius (Bò cạp) suốt đêm.

Ngày 24/5. Mặt Trăng giao hội với Mộc Tinh. Mặt Trăng sẽ cách Mộc Tinh khoảng 2° trên bầu trời buổi tối trước nửa đêm. Trăng trương huyền nhỏ dần sẽ có độ sáng biểu kiến là -11,4 và Mộc Tinh là -2,0 đều nằm trong khu vực chòm sao Cancer (Con cua). Hãy quan sát hai thiên thể này ở bầu trời hướng đông khi màn đêm vừa buông xuống cho tới nửa đêm.

   THÁNG 6 

Ngày 2/6. Trăng tròn tháng 4 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 23:20, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Ophiuchus (Người giữ rắn).

Ngày 7/6. Kim Tinh nằm xa nhất về phía đông. Với độ sáng biểu kiến là -5,0, Kim Tinh sẽ ở vị trí tốt để quan sát. Bạn hãy quan sát nó thấp gần chân trời hướng tây sau hoàng hôn cho tới sau 9 giờ tối trong chòm sao Cancer (Con cua).

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 16/6. Trăng mới tháng 5 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 21:07. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Ngày 21/6. Hạ chí. Hạ chí sẽ diễn ra vào 23:34. Cực bắc Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời, Mặt Trời sẽ đạt đến điểm cực bắc trên bầu trời. Đây là ngày đầu tiên của mùa hè ở bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa đông ở nam bán cầu.

Ngày 30/6. Kim Tinh giao hội với Mộc Tinh. Kim Tinh sẽ cách Mộc Tinh 20' (tức là chưa được nửa độ) trên bầu trời hướng tây sau khi Mặt Trời lặn, cả hai sẽ nằm cao không quá 40 độ so với chân trời hướng tây. Kim Tinh với độ sáng biểu kiến là -5,3 trong khi Mộc Tinh là -1,8 và hai hành tinh này nằm gần với nhau rồi dường như gộp lại như một ngôi sao mới rất sáng. Bạn có thể quan sát chúng gần nhau như vậy từ sau khi Mặt Trời lặn cho tới trước 9 giờ tối vào các ngày 30/7, 1 và 2/7.





   THÁNG 7 

Ngày 2/7. Trăng tròn tháng 5 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 07:47, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Sagittarius (Người bắn cung).

Ngày 7/7. Trái Đất đến điểm xa Mặt Trời nhất. Trái Đất sẽ tới điểm xa Mặt Trời nhất trên quỹ đạo của nó trong năm nay với khoảng cách là 1,02 AU (tức là khoảng 152,59 triệu cây số) vào lúc 02:41. Điều này sẽ làm cho Mặt Trời trên bầu trời của chúng ta xuất hiện nhỏ bé hơn, ngoài ra những tác động khác như nhiệt độ có mát hơn hay không thì có ảnh hưởng rất nhỏ, bạn sẽ khó nhận ra được.

Ngày 14/7. Phi thuyền New Horizons tới tiểu hành tinh Pluto (Diêm Vương). Phi thuyền Chân trời mới dự kiến sẽ tới hành tinh lùn Diêm Vương vào lúc 18 giờ 49 phút 59 giây ngày 14 tháng 7 năm 2015. Phi thuyền này được phóng lên vào ngày 19 tháng 1 năm 2006 và nó là phi thuyền đầu tiên đi tới Pluto. New Horizons sẽ cho chúng ta những cái nhìn cận cảnh đầu tiên về Pluto và những vệ tinh của nó. Sau khi qua Pluto, phi thuyền sẽ tới vành đai Kuiper để khám phá các thiên thể băng đá ở gần rìa của hệ Mặt Trời.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 16/7. Trăng mới tháng 6 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 08:26. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Ngày 28, 29/7. Mưa sao băng Delta Aquarid. Mưa sao băng Delta Aquadrid là một cơn mưa sao băng trung bình với lượng sao băng khoảng 20 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 15/7 đến 20/8 và năm nay đạt cực điểm là vào ngày 28 và 29/7. Trăng gần tròn (31/7 là tròn) sẽ ảnh hưởng tới buổi quan sát của bạn.

Ngày 31/7. Trăng tròn tháng 6 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 17:44, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Capricornus (Dê biển).

   THÁNG 8 

Ngày 12, 13/8. Mưa sao băng Perseid. Mưa sao băng Perseid là một trong những cơn mưa sao băng đẹp nhất với lượng sao băng có thể lên đến 80 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 23/7 đến 20/8 và năm nay đạt cực điểm là vào ngày 12 và 13/8. Trăng tàn cuối tháng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới buổi quan sát của bạn.

Ngày 14/8. Trăng mới tháng 7 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 21:55. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 30/8. Trăng tròn tháng 7 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 01:36, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình).

   THÁNG 9 

Ngày 1/9. Hải Vương Tinh đạt vị trí xung đối. Hành tinh xanh dương khổng lồ sẽ đạt vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời vào lúc 10:24. Đây là thời gian tốt nhất để chụp hình và quan sát Hải Vương Tinh. Nhưng do khoảng cách từ chúng ta đến đó nên nó chỉ xuất hiện như là một chấm xanh dương dù quan sát qua kính thiên văn cỡ lớn. Hải Vương Tinh sẽ mọc lên bầu trời hướng đông vào 19:43, lên cao nhất trên bầu trời vào 23:52 và lặn vào 04:06 ở chân trời hướng tây. Nó nằm trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình) suốt đêm.

Ngày 13/9. Trăng mới tháng 8 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 13:43. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 13/9. Nhật thực một phần. Nhật thực một phần diễn ra khi Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, và nó chỉ che khuất được một phần của Mặt Trời. Nhật thực lần này sẽ xảy ra vào 13:55 và quan sát được ở phía nam Phi châu, một phần đảo Madagascar ở Ấn Độ Dương, phía nam Ấn Độ Dương và một phần châu lục Nam Cực, tức là không quan sát được ở Việt Nam. Khi quan sát nhật thực cần phải sử dụng thiết bị màng lọc hỗ trợ, vì tia cực tím của Mặt Trời có thể làm hại mắt và gây mù lòa. Xem bản đồ và thông tin bởi NASA.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 23/9. Thu phân. Thu phân sẽ diễn ra vào 15:16. Mặt Trời sẽ chiếu sáng trực tiếp trên đường xích đạo và thời gian ngày đêm sẽ dài bằng nhau trên toàn thế giới. Đây là ngày đầu tiên của mùa thu ở bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa xuân ở nam bán cầu.

Ngày 28/9. Nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực toàn phần diễn ra khi Mặt Trăng đi hoàn toàn vào vùng bóng tối của Trái Đất. Trong suốt quá trình này, Mặt Trăng sẽ dần tối hơn và sau đó sẽ có màu đỏ cam. Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 09:12 tới 10:23 trong khi pha một phần xảy ra từ 08:08 tới 11:27. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:14 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:19. Lần nguyệt thực này ở Việt Nam sẽ không quan sát được mà sẽ quan sát được toàn bộ tiến trình ở hầu hết Mỹ châu (trừ bờ biển phía tây của Bắc Mỹ), phía tây Âu châu và phí tây Phi châu cùng toàn bộ Đại Tây Dương. Xem bản đồ và thông tin bởi NASA.

Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 28/9/2015. Việt Nam sẽ không quan sát được lần nguyệt thực toàn phần này. Đồ họa : NASA.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 28/9/2015. Việt Nam sẽ không quan sát được lần nguyệt thực toàn phần này. Đồ họa : NASA.

Ngày 28/9. Trăng tròn tháng 8 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 09:52, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Pisces (Hai con cá).






   THÁNG 10 

Ngày 12/10. Thiên Vương Tinh đạt vị trí đối lập. Hành tinh xanh lá-xanh dương khổng lồ sẽ đạt vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời vào lúc 10:36. Đây là thời gian tốt nhất để chụp hình và quan sát Thiên Vương Tinh. Nhưng do khoảng cách từ chúng ta đến đó nên nó chỉ xuất hiện như là một chấm xanh dương-xanh lá dù quan sát qua kính thiên văn cỡ lớn. Thiên Vương Tinh sẽ mọc lên bầu trời hướng đông vào 19:01, lên cao nhất trên bầu trời vào 23:39 và lặn vào 04:20 ở chân trời hướng tây. Nó nằm trong chòm sao Pisces (Hai con cá) suốt đêm.

Ngày 13/10. Ngày 13/9. Trăng mới tháng 9 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 07:07. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 21/10. Mưa sao băng Orionid. Mưa sao băng Orionid là một cơn mưa sao băng trung bình với lượng sao băng khoảng 25 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 16/10 đến 30/10 và năm nay đạt cực điểm là vào 20 và 21/10. Trăng thượng huyền có thể sẽ ảnh hưởng tới buổi quan sát của bạn.

Ngày 26/10. Kim Tinh nằm xa nhất về phía đông. Với độ sáng biểu kiến là -5,0, Kim Tinh sẽ ở vị trí tốt để quan sát. Bạn hãy quan sát nó thấp gần chân trời hướng đông từ sau 2 giờ sáng trong chòm sao Leo (Sư tử).

Ngày 28/9. Trăng tròn tháng 9 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 19:06, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Cetus (Cá voi).

   THÁNG 11 

Ngày 5/11. Mưa sao băng Taurid. Mưa sao băng Taurid là một cơn mưa sao băng nhỏ với lượng sao băng khoảng 10 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 20/10 đến 10/11 và năm nay đạt cực điểm là vào tối 4 và rạng sáng 5/11. Trăng khuyết cuối tháng có thể ảnh hưởng tới buổi quan sát của bạn.

Ngày 12/11. Trăng mới tháng 10 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 00:49. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 18/11. Mưa sao băng Leonid. Mưa sao băng Leonid là một cơn mưa sao băng trung bình với lượng sao băng khoảng 20 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 15/11 đến 22/11 và năm nay đạt cực điểm là vào 17 và 18/11. Dù có sự xuất hiện của trăng non đầu tháng nhưng nó không quấy nhiễu nhiều lắm.

Ngày 26/11. Trăng tròn tháng 10 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 05:46, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Taurus (Con bò vàng).

   THÁNG 12 

Ngày 7/12. Mặt Trăng giao hội với Kim Tinh. Mặt Trăng sẽ cách Kim Tinh khoảng 0°38' trên bầu trời buổi tối trước nửa đêm. Trăng trương huyền nhỏ dần sẽ có độ sáng biểu kiến là -10,4 và Kim Tinh là -4,7 đều nằm trong khu vực chòm sao Virgo (Trinh nữ). Hãy quan sát hai thiên thể này ở bầu trời hướng đông từ sau 3 giờ sáng cho tới bình minh.

Ngày 11/12. Trăng mới tháng 11 âm lịch. Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 17:31. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể xa và mờ nhạt như các thiên hà hay cụm sao bởi vì ánh sáng trăng đã làm chúng mờ đi và khó quan sát vào những đêm có trăng.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn là Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khi bạn sao chép, phát hành lại thông từ trang này.

Ngày 14/12. Mưa sao băng Gemnid. Mưa sao băng Geminid là vua của những cơn mưa sao băng với lượng sao băng kỷ lục vào khoảng 100 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 7/12 đến 16/12 và năm nay đạt cực điểm là vào 13 và 14/12. Trăng non đầu tháng sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm tới buổi quan sát của bạn.

Ngày 22/12. Đông chí. Đông chí sẽ diễn ra vào 11:42. Cực nam Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời, Mặt Trời sẽ đạt đến điểm cực nam trên bầu trời. Đây là ngày đầu tiên của mùa đông ở bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa hè ở nam bán cầu.

Ngày 25/12. Trăng tròn tháng 11 âm lịch. Mặt Trăng sẽ đối diện với Trái Đất và Mặt Trời và cả ba sẽ nằm gần như thẳng hàng nhau, như vậy nó sẽ được nhìn thấy sáng đầy đủ nhất từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ diễn ra vào 18:13, lúc này Mặt Trăng nằm trong chòm sao Orion (Thợ săn).

+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ SeaSky và EarthSky