Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Hai câu hỏi đã làm thay đổi cả thế giới

Có người nói có nhu cầu thì mới có các phát minh, và có sự tò mò thì mới có được những khám phá khoa học. Chúng ta sẽ không đạt được những tiến bộ khoa học nếu như ta không cho tâm trí của mình nhìn vào vũ trụ với sự tò mò và ngạc nhiên. Một số người nghĩ rằng giáo dục sẽ dừng lại khi một người đạt tốt nghiệp, nhưng thực ra, giáo dục chỉ dừng khi bạn không còn tò mò và bạn ngừng đặt câu hỏi với vạn vật xung quanh. Nhiều người trong chúng ta đã quá quen thuộc với các công trình của Isaac Newton và Albert Einstein và nhiều người cho họ là hai nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhưng có lẽ chúng ta không biết rằng, họ bắt đầu tự một thứ giống nhau : đó là chỉ với một câu hỏi.

Isaac Newton và Albert Einstein. Tác giả : Họa sĩ Gottfried Kniller vẽ năm 1689/Nhiếp ảnh gia Ferdinand Schmutzer chụp năm 1921 ở Vienna.
Isaac Newton và Albert Einstein. Tác giả : Họa sĩ Gottfried Kniller vẽ năm 1689/Nhiếp ảnh gia Ferdinand Schmutzer chụp năm 1921 ở Vienna.

Khi cậu bé Newton đi dạo quanh trong khu vườn của mình và ông chú ý vào một trái táo bị rụng. Và ông tự hỏi rằng : “Nếu trái táo rớt, thì Mặt Trăng cũng phải rớt chứ ?” (“If the apple falls, does the moon also fall ?”). Câu hỏi này đã đặt Newton vào con đường khoa học và dẫn tới những thành tựu tương lai của ông. Ông đã bắt đầu tìm hiểu và cố gắng mô tả cái mà sau này được gọi là lực hấp dẫn, rồi giải thích rằng các hành tinh và các ngôi sao di chuyển bởi lực này. Điều này đã khiến ông được người ta đặt cho cái tên là “the father of gravity”.

Từ trường đại học, ông phát hiện ra hành tinh Thiên Vương bằng việc quan sát quỹ đạo bị lộn xộn của hành tinh Hải Vương. Tiếp theo đó là nhiều bước đột phá mà nổi bật nhất là trong lãnh vực cơ học. Những điều này đã lần lượt giúp cho sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp, vì nó là nền tảng cho động cơ hơi nước và nhiều máy móc khác làm việc. Những định luật của Newton rất hữu dụng, người ta chỉ cần một cái phương trình là có thể đưa ngay một phi thuyền lên Mặt Trăng hoặc bất cứ hành tinh nào (nhưng dĩ nhiên là cũng cần phải có tiền của và sức người nữa). Mặc dù ngày nay chúng ta biết rằng các định luật của Newton không hoàn toàn chính xác lắm trong các lãnh vực đặc biệt, như cơ học lượng tử, nhưng các định luật của ông vẫn được người ta đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho tới hiện nay.

Albert Einstein cũng bắt đầu với một câu hỏi đơn giản : “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi cưỡi lên trên một tia sáng ?” (“What would happen if I rode a beam of light ?”). Câu hỏi này đã mở màn cho những giả thuyết của ông, mà đặc biệt là thuyết tương đối. Những lý thuyết này đã thay đổi hoàn toàn cách người ta nhìn không gian và thời gian, và những lý thuyết này được xác nhận tánh chính xác bằng các thí nghiệm được thực hiện cho tới ngày nay. Tầm quan trọng của thuyết tương đối tổng quát được minh chứng bởi số lượng lớn những dự án lớn đang được tiến hành, và người ta đang cố gắng thống nhất nó với cơ học lượng tử để trở thành ‘lý thuyết lớn của tất cả mọi thứ’ (‘grand theory of everything’).

Để tóm lại, Phillip C. Plait đã phát biểu rằng : “Nếu một đứa con nít hỏi tại sao bầu trời có màu xanh, bạn sẽ nhìn thẳng vào mắt của đứa con nít đó và nói : đó là vì các hiệu ứng lượng tử liên quan tới tán xạ Rayleigh kết hợp với việc thiếu các photon hấp thụ màu tím trong mắt của chúng ta.”(“If a kid asks you why the sky is blue, you look him or her right in the eye and say : it is because of quantum effects involving Rayleigh scattering combined with a lack of violet photon receptors in our eyes.”). Điều này có ý nghĩa rằng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích mỗi cá nhân khám phá được sự hoạt động của vũ trụ. Bạn hoàn toàn có thể kể ra một câu chuyện kỳ bí về những vị thần đã làm nên bầu trời như thế, nhưng tốt hơn hết là bạn nên kể cho con nít nghe những điều thực sự đã tạo ra nó nhằm trang bị cho chúng những kiến thức căn bản nhất để dọn đường sẵn cho chúng trở thành những người thầy, nhà khoa học, nhà sanh vật học vĩ đại, hay trở thành người khám phá ra các chủng loài mới hoặc thậm chí là đủ sức mở rộng vũ trụ trong tâm trí của mọi người.

Bạn hãy nhớ rằng, luôn luôn mở tâm trí đón nhận những điều mới, nếu bạn không biết điều gì đó thì hãy thảo luận về nó với bằng hữu của mình hay trong các buổi thảo luận.

+Anh Tuấn Nguyễn theo From Quarks to Quasars