Bầu trời trong tuần từ 28/12 tới 3/1/2015
Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ đầu tiên của tháng 1 năm 2015 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời đêm bạn nhé. Tuần này bạn sẽ quan sát được chòm sao Thập tự phương nam sau nhiều tháng vắng mặt, hai cụm sao của chú chó lớn và chú ngựa một sừng cùng sao chổi Lovejoy và mưa sao băng Quadrantid.
Chủ nhật, 28/12/2014.
Mỗi năm vào thời điểm từ đầu tháng 12 tới cuối tháng 2 năm sau, bạn có thể quan sát được chòm sao Crux (Thập tự phương nam) ở Việt Nam. Đây là chòm sao có diện tích nhỏ nhất trên bầu trời đêm chỉ với bốn ngôi sao có độ sáng trung bình nhưng nó rất nổi tiếng. Thời điểm thích hợp để quan sát nó là vào mùa hè từ đầu tháng 5 tới cuối tháng 7 khi bạn có thể quan sát nó từ khi màn đêm vừa buông xuống.
Sở dĩ chòm sao này nổi tiếng vì khi bạn nối hai ngôi sao Gacrux và Acrux rồi đi thẳng tiếp sẽ tới hướng nam địa lý, và đi thẳng nữa sẽ tới thiên cực nam (trong khi ở thiên cực bắc có ngôi sao Polaris được gọi là sao Bắc cực thì ở thiên cực nam không có sao sáng nào để làm sao Nam cực).
Bạn có thể nhận biết ra chòm sao này dễ dàng bằng hai ngôi sao Rigel Kentaurus và Hadar của chòm sao Centaurus (Người bắn cung). Rigel Kentaurus còn có tên nữa là Alpha Centauri, là một hệ sao gần địa cầu nhất với khoảng cách gần 4 năm ánh sáng. Bạn chỉ cần nhìn về bầu trời hướng nam để bắt gặp hai ngôi sao này rồi ngay bên phải đó chính là chữ thập của chúng ta.
Chòm sao này luôn nằm gần đường chân trời trong suốt năm, cho nên nếu bạn muốn quan sát nó thì hãy bắt đầu từ sớm để chiêm ngưỡng.
Thứ hai, 29/12/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng thượng huyền tháng 11 âm lịch vào lúc 1 giờ 33 phút ngày 29 tháng 12 năm 2014, tức là ngày 7 tháng 11 năm Giáp Ngọ. Khi ánh hoàng hôn buổi chiều vừa tắt thì bạn đã thấy Mặt Trăng nửa trái tối-nửa phải sáng cao trên bầu trời rồi, và nó sẽ lặn đi ở chân trời hướng tây từ 11 giờ khuya. Mặt Trăng sẽ nằm trong chòm sao Pisces (Hai con cá) và gần hành tinh Thiên Vương, nếu bạn có thiết bị quan sát mạnh mẽ thì hãy thử quan sát hành tinh xa xôi này nhé.
Thứ ba, 30/12/2014.
M41 vào thời điểm quan sát tốt nhất, đây là một cụm sao mở thuộc chòm sao Canis Major (Chú chó lớn) và nó sẽ đạt điểm cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm, tức là nó sẽ mọc lên từ buổi tối và lặn trước bình minh.
M41 (NGC 2287) là một cụm sao mở được khám phá bởi Giovanni Batista Hodierna trước năm 1654. M41 nằm gần chính xác về hướng nam của sao Sirius, nó chứa khoảng 100 ngôi sao và có bao gồm các ngôi sao khổng lồ đỏ. Với độ sáng biểu kiến là -4,6 nên bạn hãy quan sát nó qua ống dòm hoặc kính thiên văn, nó sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông nam từ 19 giờ rưỡi rồi lên cao nhất vào nửa đêm và lặn đi ở chân trời tây nam vào lúc 4 giờ 15.
Thứ tư, 31/12/2014.
Chúc mừng năm mới 2015. Sao Sirius là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm thuộc chòm sao Canis Major (Chú chó lớn) sẽ lên cao gần thiên đỉnh của bầu trời đêm vào nửa đêm để chào mừng năm mới. Ngôi sao này mọc lên vào mỗi buổi tối trong suốt mùa đông và sẽ tỏa sáng trong suốt đêm.
Hãy ra ngoài trời vào đêm giao thừa chào năm mới và nhìn về hướng nam, nếu bạn ở một nơi không bị ô nhiễm ánh sáng lắm thì bạn sẽ thấy được một ngôi sao rất sáng ở đó, đó chính là sao Sirius đó. Hướng lên chút xíu bạn sẽ thấy ba ngôi sao thẳng hàng của chòm sao Orion (Thợ săn), bạn có thể sử dụng một đường thẳng nối từ ba ngôi sao này để tìm ra sao Sirius một cách ngược lại.
Thứ năm, 1/1/2015.
Chúc mừng năm mới 2015. NGC 2244 vào thời điểm quan sát tốt nhất, đây là một cụm sao mở thuộc tinh vân Hoa hồng (Rosette nebula) của chòm sao Monoceros (Ngựa một sừng) và nó sẽ đạt điểm cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm, tức là nó sẽ mọc lên từ buổi tối và lặn trước bình minh.
M41 (hay còn được gọi là Caldwell 50) là một cụm sao mở chứa nhiều ngôi sao loại O với độ sáng gấp 400 ngàn lần so với Mặt Trời của chúng ta. Với độ sáng biểu kiến là +4,8 nên bạn hãy quan sát nó qua ống dòm hoặc kính thiên văn, nó sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông từ 19 giờ 10 rồi lên cao nhất vào nửa đêm và lặn đi ở chân trời tây vào lúc 4 giờ 45.
Thứ sáu, 2/1/2015.
Chúc mừng năm mới 2015. Sao chổi C/2014 Q2 (Lovejoy) đang dần đạt độ sáng biểu kiến lớn nhất của nó trong năm nay. Ngày 10 tháng 1 tới đây, nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 4,4 và cách Mặt Trời 1,3 AU, cách địa cầu 0,47 AU (1 AU xấp xỉ 149,6 triệu cây số). Nó sẽ xuất hiện cao 58° so với chân trời hướng đông khi màn đêm vừa buông xuống và sẽ đạt vị trí cao nhất là 82° so với chân trời hướng nam vào 20 giờ rưỡi rồi sẽ thấp dần cho tới 1 giờ 27 sáng 11 tháng 1 khi nó cao 19° so với chân trời hướng tây.
Bạn đừng nhầm lẫn giữa sao chổi C/2014 Q2 (Lovejoy) và 4 sao chổi khác được khám phá bởi nhà thiên văn học Terry Lovejoy là C/2013 R1 (Lovejoy) được quan sát dễ dàng bằng mắt thường vào hai tháng cuối năm 2013, C/2011 W3 (Lovejoy) được phát hiện vào tháng 11 năm 2011 và nó đi qua vành nhật hoa của Mặt Trời, C/2007 K5 (Lovejoy) được khám phá vào tháng 5 năm 2007 và C/2007 E2 (Lovejoy) cũng được khám phá vào năm 2007 nhưng tháng 3.
Thứ bảy, 3/1/2015.
Chúc mừng năm mới 2015. Mưa sao băng Quadrantid là một cơn mưa sao băng trên mức trung bình với lượng sao băng lên đến 40 sao/giờ. Cơn mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 1/1 đến 5/1 và năm nay đạt cực điểm là vào rạng sáng 4/1. Trăng sắp tròn (ngày 5 là tròn) sẽ lặn dần ở hướng tây trong khi bạn quan sát sao băng ở bầu trời hướng đông.
Khác với những cơn mưa sao băng khác trong năm với thời gian cực điểm kéo dài nhiều ngày, thời gian cực điểm của mưa sao băng Quarantid thì ngắn và lần này nó xảy ra vào lúc 2 giờ trưa ngày 4 tháng 1 năm 2015 (giờ Sài Gòn), cho nên bạn sẽ không quan sát được vào lúc nó có nhiều sao băng nhất mà bạn chỉ có thể quan sát được trước giờ cực đại của nó, tức là rạng sáng ngày 4.
Tâm điểm của trận mưa sao băng nằm ở khu vực bầu trời gần nhóm sao Bắc Đẩu thuộc chòm sao Ursa Major (Chú chó lớn) và ngôi sao sáng Arcturus của chòm sao Bootes (Thợ săn gấu), nếu như bạn quan sát bầu trời trước năm 1922 thì những vệt sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao cũ là Quadrans Muralis. Chòm sao này được đề ra bởi nhà thiên văn học người Pháp tên Jerome Lalande vào năm 1795 và nó được sử dụng cho tới khi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế cho ra mắt danh sách 88 chòm sao hiện đại vào năm 1922, và Quadrans Muralis không có tên trong danh sách này.
Bầu trời trong tuần từ 28/12 tới 3/1/2015 |
Chủ nhật, 28/12/2014.
Mỗi năm vào thời điểm từ đầu tháng 12 tới cuối tháng 2 năm sau, bạn có thể quan sát được chòm sao Crux (Thập tự phương nam) ở Việt Nam. Đây là chòm sao có diện tích nhỏ nhất trên bầu trời đêm chỉ với bốn ngôi sao có độ sáng trung bình nhưng nó rất nổi tiếng. Thời điểm thích hợp để quan sát nó là vào mùa hè từ đầu tháng 5 tới cuối tháng 7 khi bạn có thể quan sát nó từ khi màn đêm vừa buông xuống.
Minh họa bầu trời hướng nam lúc 5 giờ sáng ngày 29 tháng 12 năm 2014. |
Sở dĩ chòm sao này nổi tiếng vì khi bạn nối hai ngôi sao Gacrux và Acrux rồi đi thẳng tiếp sẽ tới hướng nam địa lý, và đi thẳng nữa sẽ tới thiên cực nam (trong khi ở thiên cực bắc có ngôi sao Polaris được gọi là sao Bắc cực thì ở thiên cực nam không có sao sáng nào để làm sao Nam cực).
Minh họa bầu trời hướng nam lúc 5 giờ sáng ngày 29 tháng 12 năm 2014. |
Bạn có thể nhận biết ra chòm sao này dễ dàng bằng hai ngôi sao Rigel Kentaurus và Hadar của chòm sao Centaurus (Người bắn cung). Rigel Kentaurus còn có tên nữa là Alpha Centauri, là một hệ sao gần địa cầu nhất với khoảng cách gần 4 năm ánh sáng. Bạn chỉ cần nhìn về bầu trời hướng nam để bắt gặp hai ngôi sao này rồi ngay bên phải đó chính là chữ thập của chúng ta.
Chòm sao này luôn nằm gần đường chân trời trong suốt năm, cho nên nếu bạn muốn quan sát nó thì hãy bắt đầu từ sớm để chiêm ngưỡng.
Thứ hai, 29/12/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng thượng huyền tháng 11 âm lịch vào lúc 1 giờ 33 phút ngày 29 tháng 12 năm 2014, tức là ngày 7 tháng 11 năm Giáp Ngọ. Khi ánh hoàng hôn buổi chiều vừa tắt thì bạn đã thấy Mặt Trăng nửa trái tối-nửa phải sáng cao trên bầu trời rồi, và nó sẽ lặn đi ở chân trời hướng tây từ 11 giờ khuya. Mặt Trăng sẽ nằm trong chòm sao Pisces (Hai con cá) và gần hành tinh Thiên Vương, nếu bạn có thiết bị quan sát mạnh mẽ thì hãy thử quan sát hành tinh xa xôi này nhé.
Trăng thượng huyền ngày 30 tháng 10 năm 2014, tức là ngày 7 tháng 9 nhuần âm lịch năm Giáp Ngọ. Tác giả : Nguyễn Tiểu Long. Cảm ơn bạn đã chia sẻ hình cho Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay. |
Thứ ba, 30/12/2014.
M41 vào thời điểm quan sát tốt nhất, đây là một cụm sao mở thuộc chòm sao Canis Major (Chú chó lớn) và nó sẽ đạt điểm cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm, tức là nó sẽ mọc lên từ buổi tối và lặn trước bình minh.
Minh họa bầu trời hướng đông nam lúc 9 giờ tối ngày 30 tháng 12 năm 2014. |
M41 (NGC 2287) là một cụm sao mở được khám phá bởi Giovanni Batista Hodierna trước năm 1654. M41 nằm gần chính xác về hướng nam của sao Sirius, nó chứa khoảng 100 ngôi sao và có bao gồm các ngôi sao khổng lồ đỏ. Với độ sáng biểu kiến là -4,6 nên bạn hãy quan sát nó qua ống dòm hoặc kính thiên văn, nó sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông nam từ 19 giờ rưỡi rồi lên cao nhất vào nửa đêm và lặn đi ở chân trời tây nam vào lúc 4 giờ 15.
Thứ tư, 31/12/2014.
Chúc mừng năm mới 2015. Sao Sirius là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm thuộc chòm sao Canis Major (Chú chó lớn) sẽ lên cao gần thiên đỉnh của bầu trời đêm vào nửa đêm để chào mừng năm mới. Ngôi sao này mọc lên vào mỗi buổi tối trong suốt mùa đông và sẽ tỏa sáng trong suốt đêm.
Bầu trời mùa đông với chòm sao Orion (Thợ săn) và sao Sirius ở bên trái. Tác giả : Alan Dyer. |
Hãy ra ngoài trời vào đêm giao thừa chào năm mới và nhìn về hướng nam, nếu bạn ở một nơi không bị ô nhiễm ánh sáng lắm thì bạn sẽ thấy được một ngôi sao rất sáng ở đó, đó chính là sao Sirius đó. Hướng lên chút xíu bạn sẽ thấy ba ngôi sao thẳng hàng của chòm sao Orion (Thợ săn), bạn có thể sử dụng một đường thẳng nối từ ba ngôi sao này để tìm ra sao Sirius một cách ngược lại.
Thứ năm, 1/1/2015.
Chúc mừng năm mới 2015. NGC 2244 vào thời điểm quan sát tốt nhất, đây là một cụm sao mở thuộc tinh vân Hoa hồng (Rosette nebula) của chòm sao Monoceros (Ngựa một sừng) và nó sẽ đạt điểm cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm, tức là nó sẽ mọc lên từ buổi tối và lặn trước bình minh.
Minh họa bầu trời hướng đông lúc 9 giờ tối ngày 1 tháng 1 năm 2015. |
M41 (hay còn được gọi là Caldwell 50) là một cụm sao mở chứa nhiều ngôi sao loại O với độ sáng gấp 400 ngàn lần so với Mặt Trời của chúng ta. Với độ sáng biểu kiến là +4,8 nên bạn hãy quan sát nó qua ống dòm hoặc kính thiên văn, nó sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông từ 19 giờ 10 rồi lên cao nhất vào nửa đêm và lặn đi ở chân trời tây vào lúc 4 giờ 45.
Thứ sáu, 2/1/2015.
Chúc mừng năm mới 2015. Sao chổi C/2014 Q2 (Lovejoy) đang dần đạt độ sáng biểu kiến lớn nhất của nó trong năm nay. Ngày 10 tháng 1 tới đây, nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 4,4 và cách Mặt Trời 1,3 AU, cách địa cầu 0,47 AU (1 AU xấp xỉ 149,6 triệu cây số). Nó sẽ xuất hiện cao 58° so với chân trời hướng đông khi màn đêm vừa buông xuống và sẽ đạt vị trí cao nhất là 82° so với chân trời hướng nam vào 20 giờ rưỡi rồi sẽ thấp dần cho tới 1 giờ 27 sáng 11 tháng 1 khi nó cao 19° so với chân trời hướng tây.
Sao chổi C/2014 Q2 (Lovejoy) trong khu vực chòm sao Columba (Bồ câu) và Lepus (Con thỏ) vào ngày 27 tháng 12 năm 2014 vừa qua. Tác giả : Paul Stewart. |
Bạn đừng nhầm lẫn giữa sao chổi C/2014 Q2 (Lovejoy) và 4 sao chổi khác được khám phá bởi nhà thiên văn học Terry Lovejoy là C/2013 R1 (Lovejoy) được quan sát dễ dàng bằng mắt thường vào hai tháng cuối năm 2013, C/2011 W3 (Lovejoy) được phát hiện vào tháng 11 năm 2011 và nó đi qua vành nhật hoa của Mặt Trời, C/2007 K5 (Lovejoy) được khám phá vào tháng 5 năm 2007 và C/2007 E2 (Lovejoy) cũng được khám phá vào năm 2007 nhưng tháng 3.
Thứ bảy, 3/1/2015.
Chúc mừng năm mới 2015. Mưa sao băng Quadrantid là một cơn mưa sao băng trên mức trung bình với lượng sao băng lên đến 40 sao/giờ. Cơn mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 1/1 đến 5/1 và năm nay đạt cực điểm là vào rạng sáng 4/1. Trăng sắp tròn (ngày 5 là tròn) sẽ lặn dần ở hướng tây trong khi bạn quan sát sao băng ở bầu trời hướng đông.
Những vệt sao băng Quadrantid ở Căn cứ Không quân Davis-Monthan. Tác giả : Sean Parker. |
Khác với những cơn mưa sao băng khác trong năm với thời gian cực điểm kéo dài nhiều ngày, thời gian cực điểm của mưa sao băng Quarantid thì ngắn và lần này nó xảy ra vào lúc 2 giờ trưa ngày 4 tháng 1 năm 2015 (giờ Sài Gòn), cho nên bạn sẽ không quan sát được vào lúc nó có nhiều sao băng nhất mà bạn chỉ có thể quan sát được trước giờ cực đại của nó, tức là rạng sáng ngày 4.
Tâm điểm của trận mưa sao băng nằm ở khu vực bầu trời gần nhóm sao Bắc Đẩu thuộc chòm sao Ursa Major (Chú chó lớn) và ngôi sao sáng Arcturus của chòm sao Bootes (Thợ săn gấu), nếu như bạn quan sát bầu trời trước năm 1922 thì những vệt sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao cũ là Quadrans Muralis. Chòm sao này được đề ra bởi nhà thiên văn học người Pháp tên Jerome Lalande vào năm 1795 và nó được sử dụng cho tới khi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế cho ra mắt danh sách 88 chòm sao hiện đại vào năm 1922, và Quadrans Muralis không có tên trong danh sách này.
+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo Astronomy, EarthSky