Vào tối thứ tư vừa qua, chúng ta đã làm lên lịch sử khi lần đầu tiên cho đổ bộ thành công một thiết bị nhơn tạo lên một sao chổi. Sứ mệnh Rosetta đã được phóng lên cách đây 10 năm vào tháng 3 năm 2004, nó đem theo robot Philae để thực hiện thăm dò bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko cách địa cầu hơn 400 triệu cây số (2,7 đơn vị thiên văn). Robot thăm dò Philae xác nhận đã đổ bộ thành công vào lúc 23 giờ 5 phút khuya ngày 12/11 theo giờ Sài Gòn, và vào rạng sáng 13/11, nó đã đi vào ổn định và dự kiến sẽ gởi hình ảnh toàn cảnh về sao chổi này sớm cho dân cư địa cầu được chiêm ngưỡng. Bạn có thể nhận được những cập nhật mới về sự kiện này thông qua trang tin tức của Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay hoặc theo dõi qua trang Twitter
@ESA_Rosetta.
|
Hình minh họa về phi thuyền Rosetta trong phim "Chasing A Comet – The Rosetta Mission". Xem trên Flickr. |
Theo tường trình của ESA thì việc hạ cánh này làm mất một cửa đẩy xuống, hai cái móc và robot thăm dò Philae đã bật lên rồi đáp xuống lại lần thứ nhì, ốc vít hỗ trợ hạ cánh chưa bắt đầu hoạt động để robot bị trượt xuống dốc nhưng không sao, nó vẫn ổn. Một mối lo ban đầu là pin năng lượng Mặt Trời của nó không đủ để tạo ra điện, những tấm pin này có thể hoạt động 50 tiếng đồng hồ liên tục mà không cần phải sạc.
Ngoài ra, nó bị mất liên lạc với phi thuyền Rosetta vào lúc 2 giờ sáng rồi được kết nối lại vào 1 giờ trưa ngày 13/11 nhưng vẫn chưa ổn định. Tới 4 giờ chiều ngày 13/11 thì lại bị mất tín hiệu kết nối nữa do quỹ đạo không ổn của Rosetta. Hai bên cửa sổ của Rosetta có thiết bị liên lạc, nó sẽ phát sóng kết nối lần nữa vào lúc 2 giờ sáng và 6 giờ sáng ngày 14/11. Trạm mặt đất của sứ mệnh này đang đảm bảo quỹ đạo của phi thuyền Rosetta sẽ ở vị trí thuận lợi để nó có thể kết nối ổn định với robot thăm dò vào những lần kết nối kế tiếp. Thời gian trên đây được tính theo múi giờ GMT +7.
Các nhà khoa học hy vọng rằng robot thăm dò sẽ phân tích bề mặt sao chổi để cho chúng ta hiểu biết hơn về nguồn gốc của hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học ở nhóm nghiên cứu của sứ mệnh đã rất mệt mỏi trong những ngày qua và càng thêm lo âu khi có vài sự cố ban đầu, nhưng họ thật sự vui mừng và thở phào nhẹ nhõm vì nó đã chánh thức được đổ bộ lên bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.
|
Các nhà khoa học ở ESA vui mừng khi hay tin tàu thăm dò đã đổ bộ thành công. Hình bởi ESA. |
Sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko theo tiếng Nga là 67P/Чурюмова — Герасименко là một sao chổi có quỹ đạo quanh Mặt Trời mất 6,45 năm, chu kỳ tự quay quanh trục là 12,4 tiếng và di chuyển với tốc độ 135 ngàn cây số mỗi tiếng đồng hồ. Nó sẽ tới điểm cận nhật (là điểm gần Mặt Trời nhất) vào ngày 13/8/2015. Trong quá khứ vào năm 1959, nó đã tới thiệt gần hành tinh Mộc ở khoảng cách khoảng 190 triệu cây số so với địa cầu.
Giống như hầu hết những sao chổi khác, tên của nó chính là tên của nhà khoa học khám phá ra nó, sao chổi này được phát hiện ra vào năm 1969 bởi Klim Ivanovych Churyumov ở Đài quan sát Đại học Quốc gia Kiev. Rồi vào ngày 11/9 cùng năm, Svetlana Ivanovna Gerasimenko đã chụp hình được một sao chổi tại Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Alma-Ata và bà cho rằng đó là sao chổi 32P/Comas Solà. Tuy nhiên sau khi hai nhà khoa học gặp mặt nhau ở Kiev và Churyumov cho rằng tấm hình mà Gerasimenko chụp được không thể nào là sao chổi 32P/Comas Solà được, vì nó cách 1,8 thiên độ so với vị trí dự kiến, sau đó họ thực hiện một vài cuộc quan sát và xác nhận rằng hai người phát hiện ra hai sao chổi khác nhau.
Từ tháng 12 năm 2014 tới tháng 9 năm 2015, nó sẽ cách Mặt Trời không quá 45 thiên độ trên bầu trời. Ngày 10/2/2015, nó sẽ giao hội với Mặt Trời và chúng nó chỉ cách nhau khoảng 5° trên bầu trời, lúc đó nó cách xa Trái Đất khoảng 490 triệu cây số. Sau đó nó sẽ có độ sáng biểu kiến là +11 (rất mờ) trên bầu trời của chúng ta, nếu bạn có kính thiên văn đủ mạnh, hãy quan sát nó.
|
Hình ảnh về sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko được chụp vào ngày 19/9/2014 vừa qua bởi Nhóm nghiên cứu sứ mệnh Rosetta thuộc Cơ quan Hàng không Âu châu. Xem hình lớn hơn. |
|
Hình ảnh chụp từ robot thăm dò Philae trong khi nó đang tiếp cận bề mặt sao chổi. Hình ảnh bởi ESA. |
|
Hình ảnh được chụp bởi hệ thống hình ảnh CIVA-P cho thấy những miếng pin năng lượng Mặt Trời của phi thuyền Rosetta. Hình ảnh bởi ESA. |
|
Phi thuyền Rosetta được nhìn từ robot thăm dò Philae khi nó đã đổ bộ thành công. Hình ảnh bởi ESA. |