Hành tinh Hỏa nằm thiệt gần với cụm sao cầu M22 trên bầu trời chiều 8/11
Hành tinh Hỏa và cụm sao cầu M22 sẽ nằm thiệt gần nhau trên bầu trời chiều ngày 8/11, cả hai sẽ cách nhau cỡ 1 thiên độ, thời gian tốt nhất để quan sát tụi nó là vào 17:54 cao 40° so với chân trời hướng tây nam, chúng sẽ cho bạn quan sát khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi sau 8 giờ tối bạn sẽ không thấy hai thiên thể này giao hội nữa vì hành tinh Hỏa đã lặn rồi.
Vào khoảnh khắc hai thiên thể nằm gần nhau như vậy, hành tinh Hỏa có độ sáng biểu kiến là +0,5 trong khi cụm sao cầu M22 có độ sáng biểu kiến là +5,1 và cả hai đều nằm trong chòm sao Sagittarius (Người bắn cung). Cụm sao cầu này cách Trái Đất 10.600 năm ánh sáng và trải rộng khoảng 100 năm ánh sáng - tức là 32' trên bầu trời, nó chứa gần một trăm ngàn ngôi sao và là một trong những cụm sao sáng nhất bầu trời. Bạn hãy sử dụng ống dòm hay ống kính thiên văn để quan sát được đĩa hành tinh dài 6" của hành tinh Hỏa và chi tiết hơn về cụm sao cầu M22.
Xem các sự kiện quan sát trong tuần từ 2/11 tới 8/11/2014 tại bài viết này.
Bầu trời hướng đông lúc 6 giờ chiều ngày 8/11. Hành tinh Hỏa nằm rất gần cụm sao cầu M22 trong Nhóm sao Cái bình trà của chòm sao Sagittarius (Người bắng cung) và nó sẽ lặn từ sau 8 giờ tối. |
Vào khoảnh khắc hai thiên thể nằm gần nhau như vậy, hành tinh Hỏa có độ sáng biểu kiến là +0,5 trong khi cụm sao cầu M22 có độ sáng biểu kiến là +5,1 và cả hai đều nằm trong chòm sao Sagittarius (Người bắn cung). Cụm sao cầu này cách Trái Đất 10.600 năm ánh sáng và trải rộng khoảng 100 năm ánh sáng - tức là 32' trên bầu trời, nó chứa gần một trăm ngàn ngôi sao và là một trong những cụm sao sáng nhất bầu trời. Bạn hãy sử dụng ống dòm hay ống kính thiên văn để quan sát được đĩa hành tinh dài 6" của hành tinh Hỏa và chi tiết hơn về cụm sao cầu M22.
Xem các sự kiện quan sát trong tuần từ 2/11 tới 8/11/2014 tại bài viết này.
+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ EarthSky và Astronomy.com