Quan sát sao chổi PANSTARRS với độ sáng biểu kiến lớn nhất trong năm nay
Sao chổi C/2012 K1 (PANSTARRS) sẽ đạt độ sáng biểu kiến lớn nhất trong năm nay vào khoảng 6,0 độ, lúc này nó sẽ ở cách Mặt Trời 1,39 AU và cách Trái Đất 1 AU (1 AU là khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, nó bằng khoảng 150 triệu cây số). Nếu bạn không biết hay đã quên sao chổi này, bạn có thể coi lại bài viết của Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay viết về nó vào hồi tháng 3/2013 tại đây.
Ở Việt Nam bạn sẽ quan sát được nó từ sau nửa đêm, cụ thể là ở thành phố Mỹ Tho nó sẽ xuất hiện từ 23:41 và ở thành phố Đà Nẵng thì là từ 23:39 ở độ cao 43° so với chân trời hướng nam trong khu vực chòm sao Puppis (Đuôi thuyền) trước khi nó mờ nhạt vào lúc gần 5 giờ sáng. Bạn hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát được sao chổi này.
Những dữ liệu trên đây được Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay tổng hợp từ Trung tâm Hành tinh nhỏ (Minor Planet Center - MPC) và dữ liệu được trung tâm cập nhật thường xuyên (lần gần đây nhất là ngày 19/10/2014). Bạn nên biết rằng vị trí của các sao chổi được dự đoán trước với mức độ chính xác khá cao, nhưng độ sáng của chúng thì khó có thể nói trước được, bởi vì chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra với nó khi nó tiến lại gần Mặt Trời.
Sao chổi PANSTARRS sẽ cho bạn quan sát nó vào những tháng tiếp theo đó nhưng càng ngày càng mờ nhạt hơn, bạn phải cần kính thiên văn để quan sát được nó. Cụ thể là vào đầu tháng 12, nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 8,5 và xuất hiện trong chòm sao Phoenix (Phượng hoàng) từ khoảng 18:20 tới khoảng 22:00 ở độ cao khoảng 30° so với chân trời hướng nam. Tiếp theo nó sẽ đi từ từ qua chòm sao Sculptor (Nhà điêu khắc) vào đầu tháng 1/2015 với độ sáng biểu kiến là 9,6 từ khoảng 18:30 tới khoảng 21:15 ở độ cao khoảng 40° so với chân trời hướng nam. Rồi sẽ biến mất ở bầu trời nước Việt cho tới khi nó tái xuất vào tháng 6/2015 với độ sáng biểu kiến là 13,14 (rất mờ) ở chòm sao Cetus (Con quái vật biển) từ khoảng 4 giờ sáng tới khi bình minh lên ở khoảng 30° so với chân trời hướng đông nam.
Ở Việt Nam bạn sẽ quan sát được nó từ sau nửa đêm, cụ thể là ở thành phố Mỹ Tho nó sẽ xuất hiện từ 23:41 và ở thành phố Đà Nẵng thì là từ 23:39 ở độ cao 43° so với chân trời hướng nam trong khu vực chòm sao Puppis (Đuôi thuyền) trước khi nó mờ nhạt vào lúc gần 5 giờ sáng. Bạn hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát được sao chổi này.
Mô phỏng quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời vào ngày 22/10/2014. Hình minh họa : In-the-sky.org. |
Những dữ liệu trên đây được Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay tổng hợp từ Trung tâm Hành tinh nhỏ (Minor Planet Center - MPC) và dữ liệu được trung tâm cập nhật thường xuyên (lần gần đây nhất là ngày 19/10/2014). Bạn nên biết rằng vị trí của các sao chổi được dự đoán trước với mức độ chính xác khá cao, nhưng độ sáng của chúng thì khó có thể nói trước được, bởi vì chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra với nó khi nó tiến lại gần Mặt Trời.
Sao chổi PANSTARRS sẽ cho bạn quan sát nó vào những tháng tiếp theo đó nhưng càng ngày càng mờ nhạt hơn, bạn phải cần kính thiên văn để quan sát được nó. Cụ thể là vào đầu tháng 12, nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 8,5 và xuất hiện trong chòm sao Phoenix (Phượng hoàng) từ khoảng 18:20 tới khoảng 22:00 ở độ cao khoảng 30° so với chân trời hướng nam. Tiếp theo nó sẽ đi từ từ qua chòm sao Sculptor (Nhà điêu khắc) vào đầu tháng 1/2015 với độ sáng biểu kiến là 9,6 từ khoảng 18:30 tới khoảng 21:15 ở độ cao khoảng 40° so với chân trời hướng nam. Rồi sẽ biến mất ở bầu trời nước Việt cho tới khi nó tái xuất vào tháng 6/2015 với độ sáng biểu kiến là 13,14 (rất mờ) ở chòm sao Cetus (Con quái vật biển) từ khoảng 4 giờ sáng tới khi bình minh lên ở khoảng 30° so với chân trời hướng đông nam.
Bạn có thể xem các sự kiện diễn ra trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014 tại bài viết này.