Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Hình ảnh về nguyệt thực toàn phần ngày 8/10 vừa qua và thông báo cho bạn về những lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo

Chiều 8/10 vừa qua ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Đây là lần nguyệt thực toàn phần thứ nhì trong chuỗi 4 nguyệt thực toàn phần liên tục nhau cách 6 tháng, tức là bạn vẫn còn có cơ hội quan sát được nữa trong 6 và 12 tháng tới. Nhiều bạn nói cho Ftvh biết rằng chiều bữa đó có mây, mưa nhiều thành ra không có quan sát được gì hết. Bạn đừng buồn, hãy coi hình dưới đây và chờ đợi những lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo nhé.

Hình ảnh của bạn Đặng Thế Anh chụp ở Hải Phòng gởi cho Ftvh.
Hình ảnh của bạn Đặng Thế Anh chụp ở Hải Phòng gởi cho Ftvh. Xem trên Facebook.

Nguyệt thực toàn phần vào sáng sớm ở Đài quan sát Las Campanas thuộc Phòng Thí nghiệm Carnegie ở bờ biển Thái Bình Dương của nước Chile. Tác giả : Yuri Beletsky.
Nguyệt thực toàn phần vào sáng sớm ở Đài quan sát Las Campanas thuộc Phòng Thí nghiệm Carnegie ở bờ biển Thái Bình Dương của nước Chile. Tác giả : Yuri Beletsky. Xem hình lớn.

Nguyệt thực toàn phần và các ngôi sao trên bầu trời buổi tối tuyệt đẹp ở Nhật Bản. Tác giả : Họa sĩ  Kagaya Yutaka.
Nguyệt thực toàn phần và các ngôi sao trên bầu trời buổi tối tuyệt đẹp ở Nhật Bản. Tác giả : Họa sĩ  Kagaya Yutaka. Xem hình lớn.

Nguyệt thực toàn phần và các ngôi sao trên bầu trời buổi tối tuyệt đẹp ở Nhật Bản. Tác giả : Họa sĩ  Kagaya Yutaka.
Nguyệt thực toàn phần và các ngôi sao trên bầu trời buổi tối tuyệt đẹp ở Nhật Bản. Tác giả : Họa sĩ  Kagaya Yutaka. Xem hình lớn.

Mặt Trăng màu đỏ trong lần nguyệt thực vừa qua và bên trái đó là hành tinh Thiên Vương. Tác giả : Jean Napp.
Mặt Trăng màu đỏ trong lần nguyệt thực vừa qua và bên trái đó là hành tinh Thiên Vương. Tác giả : Jean Napp.

Hình ảnh ghép lại quá trình nguyệt thực toàn phần từ 4 giờ sáng tới 7 giờ rưỡi sáng ở miền nam Waco, bang Texas, Hoa Kỳ. Tác giả : Mike Mezeul II. Xem hình trên Facebook.

Mặt Trăng chuyển màu đỏ trong chòm sao Pisces (hai con cá) cùng hành tinh Thiên Vương là chấm màu xanh nhỏ phía trên bên phải so với Mặt Trăng. Tác giả Tavi Greiner chụp ở Calabash, bắc California.
Mặt Trăng chuyển màu đỏ trong chòm sao Pisces (hai con cá) cùng hành tinh Thiên Vương là chấm màu xanh nhỏ phía trên bên phải so với Mặt Trăng. Tác giả Tavi Greiner chụp ở Calabash, bắc California. Xem hình trên Flickr.

Nguyệt thực đang xẩy ra trên dãy núi Andes. Tác giả : Guillermo Abramson.
Nguyệt thực đang xẩy ra trên dãy núi Andes. Tác giả : Guillermo Abramson. Xem hình trên Flickr.

Nguyệt thực toàn phần trên một cái đu quay đứng ở Las Vegas. Tác giả : Tyler Leavitt. Xem hình trên Flickr.

Mặt Trăng màu đỏ trên tháp CN của thành phố Toronto ở Ontario, Canada. Tác giả : Michael Muraz.
Mặt Trăng màu đỏ trên tháp CN của thành phố Toronto ở Ontario, Canada. Tác giả : Michael Muraz. Xem hình trên Flickr.

Nguyệt thực trên bầu trời thành phố Minneapolis, hạt Hennepin, bang Minnesota, nước Mỹ. Tác giả : Chris Lundberg.
Nguyệt thực trên bầu trời thành phố Minneapolis, hạt Hennepin, bang Minnesota, nước Mỹ. Tác giả : Chris Lundberg. Xem hình trên Flickr.

Quá trình diễn ra nguyệt thực từ lúc Mặt Trăng mọc cho tới khi nó lên cao trên bầu trời ở Cung thiên văn Adler, thành phố Chicago, Hoa Kỳ. Tác giả : Pete Tsai.
Quá trình diễn ra nguyệt thực từ lúc Mặt Trăng mọc cho tới khi nó lên cao trên bầu trời ở Cung thiên văn Adler, thành phố Chicago, Hoa Kỳ. Tác giả : Pete Tsai. Xem hình trên Flickr.

Đó là những hình ảnh nổi bật về nguyệt thực toàn phần ngày 8/10 vừa qua trên thế giới. Bạn có hình về sự kiện này không ? Hãy gởi cho Ftvh nhé. Và dưới đây là nhắc nhở bạn về những lần nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra tiếp theo. Bạn đọc qua và lưu ghi chú vào lịch cho nhớ nhé.

Cực đại vào lúc 19:01 tối ngày 4/4/2015
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 18:59 tới 19:03 trong khi pha một phần xảy ra từ 17:16 tới 20:45. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:10 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:08. Mặt Trăng sẽ nằm cao 13° so với chân trời khi vào cực đại của nguyệt thực toàn phần.

Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 4/4/2015. Việt Nam sẽ quan sát được lúc trăng mọc. Đồ họa : NASA.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 4/4/2015. Việt Nam sẽ quan sát được lúc trăng mọc. Đồ họa : NASA.

Cực đại vào lúc 09:48 sáng ngày 28/9/2015
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 09:12 tới 10:23 trong khi pha một phần xảy ra từ 08:08 tới 11:27. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:14 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:19. Lần nguyệt thực này ở Việt Nam sẽ không quan sát được.

Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 28/9/2015. Việt Nam sẽ không quan sát được lần nguyệt thực toàn phần này. Đồ họa : NASA.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 28/9/2015. Việt Nam sẽ không quan sát được lần nguyệt thực toàn phần này. Đồ họa : NASA.

Cực đại vào lúc 20:31 tối ngày 31/1/2018
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 19:03 tới 21:09 trong khi pha một phần xảy ra từ 18:50 tới 22:12. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:03 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:17. Mặt Trăng sẽ nằm cao 36° so với chân trời khi vào cực đại của nguyệt thực toàn phần.

Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 31/8/2018. Việt Nam sẽ quan sát được gần toàn bộ nguyệt thực toàn phần. Đồ họa : NASA.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 31/8/2018. Việt Nam sẽ quan sát được gần toàn bộ nguyệt thực toàn phần. Đồ họa : NASA.

Cực đại vào lúc 12:13 trưa ngày 21/1/2019
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 11:42 tới 12:44 trong khi pha một phần xảy ra từ 10:35 tới 13:51. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:20 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:37. Lần nguyệt thực này ở Việt Nam sẽ không quan sát được.

Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 21/1/2019. Việt Nam sẽ không quan sát được lần nguyệt thực toàn phần này. Đồ họa : NASA.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 21/1/2019. Việt Nam sẽ không quan sát được lần nguyệt thực toàn phần này. Đồ họa : NASA.