Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014
Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ cuối cùng của tháng 10 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ được quan sát hai cụm sao mở của Cụm sao đôi trong chòm sao Ngựa bay, hành tinh Hỏa tỏa sáng cùng Mặt Trăng, hành tinh Mộc và hành tinh Thủy trên bầu trời hướng đông trước bình minh.
> Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014
Chủ Nhật, 26/10/2014. Xem bài viết.
Hãy quan sát cụm sao mở NGC 896 hay còn được biết tới như là một nửa bên trái của Cụm sao đôi (nửa còn lại là NGC 884) trong chòm sao Pegasus (Ngựa bay) vì đêm nay là thời điểm thích hợp nhất trong năm để quan sát nó. Nó sẽ lên vị trí cao nhất của nó trên bầu trời vào nửa đêm. Nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 4.0 và sẽ bắt đầu mọc lên từ chân trời hướng đông bắc từ 19:02 và lặn ở chân trời hướng tây bắc lúc 4:48 sáng hôm sau. Bạn có thể quan sát nó bằng mắt thường tại nơi tối có điều kiện quan sát tốt như không có ánh đèn và trời quang mây tạnh, nhưng Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khuyên bạn hãy quan sát qua các thiết bị hỗ trợ quang học như ống dòm hay kính thiên văn để thấy rõ ràng về nó.
Thứ hai, 27/10/2014. Xem bài viết.
Trăng non đầu tháng sẽ tỏa sáng cùng hành tinh Hỏa trên bầu trời chiều và hai thiên thể này chỉ cách nhau chừng 10° trên bầu trời. Sau giờ hành chánh, bạn hãy nhanh chóng rời chỗ làm việc và tới nơi quan sát thích hợp của mình để ngắm chúng nó vì sau khi Mặt Trời vừa lặn lúc 17h rưỡi được một chút thì bạn đã có thể quan sát được hành tinh Hỏa rồi. Tuy nhiên bạn sẽ không quan sát được chúng lâu đâu vì Mặt Trăng sẽ lặn từ 8 giờ tối và hành tinh Hỏa sẽ lặn vào một tiếng sau đó. Tinh vân Lagoon (M8) cũng sẽ nằm rất gần hành tinh Hỏa ở khoảng các cỡ 2° trời, bạn hãy quan sát qua ống dòm hay kính thiên văn để coi rõ những thiên thể này. Xem bài viết về Tinh vân Lagoon.
Thứ ba, 28/10/2014. Xem bài viết.
Tối nay bạn sẽ quan sát được cụm sao mở NGC 884, đây là phần nửa phải của Cụm sao đôi (nửa trái còn lại là NGC 896) trong chòm sao Pegasus (Ngựa bay) vì đêm nay là thời điểm thích hợp nhất trong năm để quan sát nó. Nó sẽ lên vị trí cao nhất của nó trên bầu trời vào nửa đêm. Nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 4.0 và sẽ bắt đầu mọc lên từ chân trời hướng đông bắc từ 19:01 và lặn ở chân trời hướng tây bắc lúc 4:48 sáng hôm sau. Bạn có thể quan sát nó bằng mắt thường tại nơi tối có điều kiện quan sát tốt như không có ánh đèn và trời quang mây tạnh, nhưng Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khuyên bạn hãy quan sát qua các thiết bị hỗ trợ quang học như ống dòm hay kính thiên văn để thấy rõ ràng về nó.
Thứ tư, 29/10/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Mộc sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là -2,0 ở phía trên chòm sao Leo (Sư Tử), hành tinh khí khổng lồ này sẽ mọc lên ở hướng đông nam từ 1 giờ sáng và sẽ từ từ lên cao trên bầu trời cho tới sáng. Hãy quan sát qua kính thiên văn để quan sát đĩa hành tinh dài 36" của nó.
Thứ năm, 30/10/2014. Xem bài viết.
Mirfak (Alpha Persei) được biết đến như là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Perseus (Anh Tiên), đại diện cho một vị anh hùng trong truyền thuyết thời cổ đại trên bầu trời. Nhưng hình dạng của chòm sao này cũng có thể khiến bạn liên tưởng tới một người đang khiêu vũ. Perseus cũng chứa hệ sao đôi nổi tiếng nhất bầu trời - Algol - đôi khi cũng được gọi là ngôi sao quỷ. Algol nổi tiếng vì sự thay đổi độ sáng bởi sự quay của nó. Cái tên Mirfak có xuất xứ từ Ả Rập, có nghĩa là khuỷu tay của Thất Nữ. Sự thật là chòm sao Perseus nằm ở phía bắc của cụm sao Pleiades (Thất Nữ). Theo cách khác, bạn cũng có thể tìm thấy Mirfak và Perseus giữa cụm sao Pleiades và sao Polaris - sao Bắc cực.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm sao Mirfak theo cách trực tiếp hơn, nếu bạn đã quen với hình chữ M hoặc W của chòm sao Cassiopeia (Thiên Hậu). Vẽ một đường thẳng xuyên qua ngôi sao Navi (Gamma Cassiopeiae) và sao Ruchbah, bạn sẽ thấy Mirfak. Mirfak là ngôi sao của chòm sao Perseus duy nhất nổi bật trên bầu trời ô nhiễm ánh sáng ở mức trung bình, độ sáng của nó tương đương với các ngôi sao thuộc nhóm sao Bắc Đẩu.
Thứ sáu, 31/10/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng đạt pha thượng huyền tháng 9 âm lịch thứ hai vào lúc 9:50 sáng 31/10. Trăng nửa trái tối-nửa phải sáng sẽ mọc từ 12:16 và bạn có thể quan sát được nó từ 17:45 ở độ cao 65° so với chân trời hướng nam, nó lặn lúc nửa đêm ở chân trời hướng tây.
Bạn có biết rằng, bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng sẽ di chuyển lệch đi 12° trên bầu trời so với ngày hôm trước và điều này làm cho nó mọc/lặn sớm hơn khoảng một tiếng đồng hồ so với ngày hôm trước. Cứ mỗi 29 ngày rưỡi thì Mặt Trăng sẽ di chuyển lại gần Mặt Trời và gọi đó là pha trăng mới (cuối/đầu tháng âm lịch), rồi từ từ nó sẽ mọc vào ban ngày và xuất hiện trên bầu trời chiều hướng tây trước ngày rằm hay còn gọi là pha trăng tròn, sau ngày rằm nó sẽ mọc lên từ buổi tối ở chân trời hướng đông và từ từ sẽ mọc trễ vào lúc gần sáng cho tới khi tới pha trăng mới.
Thứ bảy, 1/11/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Thủy đang ở thời điểm tốt để bạn quan sát nó. Hành tinh Thủy sẽ có độ sáng biểu kiến là -2,5 và mọc không cao quá so với chân trời hướng đông từ lúc 4:33 sáng 1/11, bạn hãy quan sát tại những nơi có thể thấy được chân trời hướng đông và nhanh chóng quan sát nó vì nó sẽ nhanh chóng biến mất bởi ánh sáng của Mặt Trời, tức là 5:32 sáng.
> Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014
Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014 |
Chủ Nhật, 26/10/2014. Xem bài viết.
Hãy quan sát cụm sao mở NGC 896 hay còn được biết tới như là một nửa bên trái của Cụm sao đôi (nửa còn lại là NGC 884) trong chòm sao Pegasus (Ngựa bay) vì đêm nay là thời điểm thích hợp nhất trong năm để quan sát nó. Nó sẽ lên vị trí cao nhất của nó trên bầu trời vào nửa đêm. Nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 4.0 và sẽ bắt đầu mọc lên từ chân trời hướng đông bắc từ 19:02 và lặn ở chân trời hướng tây bắc lúc 4:48 sáng hôm sau. Bạn có thể quan sát nó bằng mắt thường tại nơi tối có điều kiện quan sát tốt như không có ánh đèn và trời quang mây tạnh, nhưng Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khuyên bạn hãy quan sát qua các thiết bị hỗ trợ quang học như ống dòm hay kính thiên văn để thấy rõ ràng về nó.
Cụm sao đôi gồm NGC 896 và NGC 884. Tác giả : ItFrightensMe. |
Thứ hai, 27/10/2014. Xem bài viết.
Trăng non đầu tháng sẽ tỏa sáng cùng hành tinh Hỏa trên bầu trời chiều và hai thiên thể này chỉ cách nhau chừng 10° trên bầu trời. Sau giờ hành chánh, bạn hãy nhanh chóng rời chỗ làm việc và tới nơi quan sát thích hợp của mình để ngắm chúng nó vì sau khi Mặt Trời vừa lặn lúc 17h rưỡi được một chút thì bạn đã có thể quan sát được hành tinh Hỏa rồi. Tuy nhiên bạn sẽ không quan sát được chúng lâu đâu vì Mặt Trăng sẽ lặn từ 8 giờ tối và hành tinh Hỏa sẽ lặn vào một tiếng sau đó. Tinh vân Lagoon (M8) cũng sẽ nằm rất gần hành tinh Hỏa ở khoảng các cỡ 2° trời, bạn hãy quan sát qua ống dòm hay kính thiên văn để coi rõ những thiên thể này. Xem bài viết về Tinh vân Lagoon.
Bầu trời hướng tây nam lúc 7 giờ tối ngày 26/10. Hành tinh Hỏa cùng Mặt Trăng đang tỏa sáng ở đó cho tới 8 giờ tối. |
Thứ ba, 28/10/2014. Xem bài viết.
Tối nay bạn sẽ quan sát được cụm sao mở NGC 884, đây là phần nửa phải của Cụm sao đôi (nửa trái còn lại là NGC 896) trong chòm sao Pegasus (Ngựa bay) vì đêm nay là thời điểm thích hợp nhất trong năm để quan sát nó. Nó sẽ lên vị trí cao nhất của nó trên bầu trời vào nửa đêm. Nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 4.0 và sẽ bắt đầu mọc lên từ chân trời hướng đông bắc từ 19:01 và lặn ở chân trời hướng tây bắc lúc 4:48 sáng hôm sau. Bạn có thể quan sát nó bằng mắt thường tại nơi tối có điều kiện quan sát tốt như không có ánh đèn và trời quang mây tạnh, nhưng Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay khuyên bạn hãy quan sát qua các thiết bị hỗ trợ quang học như ống dòm hay kính thiên văn để thấy rõ ràng về nó.
Cụm sao đôi gồm NGC 896 và NGC 884. Tác giả : ItFrightensMe. |
Thứ tư, 29/10/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Mộc sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là -2,0 ở phía trên chòm sao Leo (Sư Tử), hành tinh khí khổng lồ này sẽ mọc lên ở hướng đông nam từ 1 giờ sáng và sẽ từ từ lên cao trên bầu trời cho tới sáng. Hãy quan sát qua kính thiên văn để quan sát đĩa hành tinh dài 36" của nó.
Bầu trời hướng đông nam lúc 4 giờ sáng ngày 30/10. Hành tinh Mộc tỏa sáng ở bầu trời đông từ 1h sáng tới khi bình minh đến. |
Thứ năm, 30/10/2014. Xem bài viết.
Mirfak (Alpha Persei) được biết đến như là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Perseus (Anh Tiên), đại diện cho một vị anh hùng trong truyền thuyết thời cổ đại trên bầu trời. Nhưng hình dạng của chòm sao này cũng có thể khiến bạn liên tưởng tới một người đang khiêu vũ. Perseus cũng chứa hệ sao đôi nổi tiếng nhất bầu trời - Algol - đôi khi cũng được gọi là ngôi sao quỷ. Algol nổi tiếng vì sự thay đổi độ sáng bởi sự quay của nó. Cái tên Mirfak có xuất xứ từ Ả Rập, có nghĩa là khuỷu tay của Thất Nữ. Sự thật là chòm sao Perseus nằm ở phía bắc của cụm sao Pleiades (Thất Nữ). Theo cách khác, bạn cũng có thể tìm thấy Mirfak và Perseus giữa cụm sao Pleiades và sao Polaris - sao Bắc cực.
Bầu trời hướng đông bắc lúc 8 giờ tối ngày 30/10. Sao Mirfak va sao biến quang Algol thuộc chòm sao Perseus (Anh Tiên) đang tỏa sáng. |
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm sao Mirfak theo cách trực tiếp hơn, nếu bạn đã quen với hình chữ M hoặc W của chòm sao Cassiopeia (Thiên Hậu). Vẽ một đường thẳng xuyên qua ngôi sao Navi (Gamma Cassiopeiae) và sao Ruchbah, bạn sẽ thấy Mirfak. Mirfak là ngôi sao của chòm sao Perseus duy nhất nổi bật trên bầu trời ô nhiễm ánh sáng ở mức trung bình, độ sáng của nó tương đương với các ngôi sao thuộc nhóm sao Bắc Đẩu.
Thứ sáu, 31/10/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng đạt pha thượng huyền tháng 9 âm lịch thứ hai vào lúc 9:50 sáng 31/10. Trăng nửa trái tối-nửa phải sáng sẽ mọc từ 12:16 và bạn có thể quan sát được nó từ 17:45 ở độ cao 65° so với chân trời hướng nam, nó lặn lúc nửa đêm ở chân trời hướng tây.
Trăng thuọng huyền ngày 13/9/2011 bởi tác giả Akhil D'Manu. |
Bạn có biết rằng, bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng sẽ di chuyển lệch đi 12° trên bầu trời so với ngày hôm trước và điều này làm cho nó mọc/lặn sớm hơn khoảng một tiếng đồng hồ so với ngày hôm trước. Cứ mỗi 29 ngày rưỡi thì Mặt Trăng sẽ di chuyển lại gần Mặt Trời và gọi đó là pha trăng mới (cuối/đầu tháng âm lịch), rồi từ từ nó sẽ mọc vào ban ngày và xuất hiện trên bầu trời chiều hướng tây trước ngày rằm hay còn gọi là pha trăng tròn, sau ngày rằm nó sẽ mọc lên từ buổi tối ở chân trời hướng đông và từ từ sẽ mọc trễ vào lúc gần sáng cho tới khi tới pha trăng mới.
Thứ bảy, 1/11/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Thủy đang ở thời điểm tốt để bạn quan sát nó. Hành tinh Thủy sẽ có độ sáng biểu kiến là -2,5 và mọc không cao quá so với chân trời hướng đông từ lúc 4:33 sáng 1/11, bạn hãy quan sát tại những nơi có thể thấy được chân trời hướng đông và nhanh chóng quan sát nó vì nó sẽ nhanh chóng biến mất bởi ánh sáng của Mặt Trời, tức là 5:32 sáng.
Bầu trời hướng đông lúc 5 giờ sáng ngày 1/11. Hành tinh Mộc tỏa sáng ở bầu trời đông từ 1h sáng tới khi bình minh đến và dưới đó là hành tinh Thủy mọc từ 5h sáng. |
+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ EarthSky và Astronomy.