Header Ads

Siêu tân tinh sáng ở thiên hà M82

Một siêu tân tinh vừa phát nổ với độ sáng biểu kiến là +11 trong thiên hà M82 nổi tiếng ở gần nhóm sao Bắc Đẩu thuộc chòm sao Ursa Major (Đại Hùng). Bạn sẽ quan sát được nó dễ dàng qua kính thiên văn nghiệp dư.

Scott MacNeill ở Đài quan sát Frosty Drew đã chụp hình về thiên hà M82 trong tháng này trước và sau khi xảy ra vụ nổ siêu tân tinh. Tác giả : Scott MacNeill.
Scott MacNeill ở Đài quan sát Frosty Drew đã chụp hình về thiên hà M82 trong tháng này trước và sau khi xảy ra vụ nổ siêu tân tinh. Tác giả : Scott MacNeill.

Siêu tân tinh này được cho là vẫn còn phát sáng cho đến khoảng 2 tuần nữa và đạt đến độ sáng cực đại của nó. Quang phổ cho thấy nó là siêu tân tinh loại Ia - tức là một ngôi sao lùn trắng phát nổ - với các mảnh vỡ bụi khí mở rộng 20.000 km mỗi giây.

Vụ nổ siêu tân tinh ở thiên hà M82. Hình ảnh : E. Guido, N. Howes, M. Nicolini.
Vụ nổ siêu tân tinh ở thiên hà M82. Hình ảnh : E. Guido, N. Howes, M. Nicolini.

M82 là hàng xóm gần gũi với chúng ta với khoảng cách vào khoảng 11 triệu năm ánh sáng từ Trái Đất. Đây là thiên thể yêu thích cho những người quan sát bầu trời và những nhà nghiên cứu vì bụi khí dầy đặc nơi đây. Siêu tân tinh không nằm trong khu vực hình thành sao trung tâm mà cách 58 cung giây về phía tây tây nam.

Thiên hà M82 trước và sau khi xảy ra vụ nổ siêu tân tinh. Hình ảnh : E. Guido, N. Howes, M. Nicolini.
Thiên hà M82 trước và sau khi xảy ra vụ nổ siêu tân tinh. Hình ảnh : E. Guido, N. Howes, M. Nicolini.

Có điều đáng chú ý như vầy, siêu tân tinh từ khi chưa được khám phá đến khi nó sáng lên chỉ trong một tuần. Theo hình ảnh bởi Yamagata ở Nhật Bản thì vị trí này không có gì đặc biệt vào ngày 14/1, nhưng vào ngày 15/1 thì nó có độ sáng biểu kiến là 14,4 và ngày 16/1 là 13,9, ngày 17/1 là 13,3, ngày 19/1 là 12,2 và ngày 20/1 là 11,9. Bạn xem hình ở đây.

Còn đây là hình ảnh bởi Thomas Wildoner chụp bằng Canon T4i và ống kính Canon EF400mm f/5.6L USM ở ISO 800 và phơi sáng 90 giây.

M82 sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông bắc từ khoảng 7 giờ tối. Trăng tàn cuối tháng sẽ không ảnh hưởng đến việc quan sát của bạn. Tên của siêu tân tinh tạm thời hiện tại là PSN J09554214+6940260, hy vọng nó sẽ có cái tên khác hay hơn.

M82 và M81 nằm gần nhóm sao Bắc Đẩu. Hình minh họa bởi Stellarium.

Bạn cần sử dụng kính thiên văn để quan sát nó vì bạn không thể thấy nó bằng mắt thường. Mắt người chỉ có thể quan sát những thiên thể có độ sáng biểu kiến tối đa là +6 trong khi siêu tân tinh này có độ sáng là +11.

Anh Tuấn Nguyễn theo SkyandTelescope