Kính Hubble phát hiện nước phun ra từ mặt trăng Europa của Sao Mộc
Từ năm 2005 chúng ta đã biết mặt trăng Encaladus của Sao Thổ có mạch nước phun băng đá và bụi ra quỹ đạo từ cực nam của nó. Bây giờ Kính viễn vọng Không gian Hubble cho chúng ta thấy một thứ tương tự như vậy trên mặt trăng Europa đầy bí ẩn của Sao Mộc.
Phát hiện nầy được công bố trong cuộc họp của Hiệp hội Địa-vật lý Hoa Kỳ ở San Francisco.
"Việc phát hiện nước phun ra ở cực nam của Europa góp phần làm củng cố vị trí ứng viên là nơi tiềm năng có khả năng tồn tại sự sống" - tác giả Lorenz Roth của phát hiện từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (the Southwest Research Institute - SwRI) ở San Antonio, Texas cho biết - "Tuy nhiên, chúng tôi ko biết chắc là những luồng nước này có liên kết với đại dương ngầm bên dưới hay là không."
Luồng nước này cao đến 200 cây số, kính Hubble quan sát tia cực tím mờ nhạt từ cực quang ở cực nam của Europa. Cực quang ở Europa được gây ra do từ trường mạnh mẽ của Sao Mộc.
Không giống như mạch nước trên Enceladus có chứa cả băng và bụi, nước phun ra trên Europa chỉ đơn thuần là có nước.
Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng luồng nước này có liên quan đến đại dương ngầm bên dưới bề mặt mà được cho là còn nhiều nước hơn cả trên Trái Đất.
"Nếu như nó có liên kết với đại dương ngầm bên dưới thì trong tương lai sau này sẽ có rất nhiều cuộc điều tra trực tiếp về cấu trúc hóa học của môi trường và khả năng sinh sống trên Europa mà không cần phải khoan sâu qua lớp băng bên trên." - Roth cho biết.
Tuy nhiên cũng rất có thể luồng nước này là lớp băng trên bề mặt bị làm nóng do ma sát mà tạo nên.
Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn thấy rằng luồng nước trên Europa này giống với trên Enceladus ở một điểm, là nó sẽ thay đổi theo vị trí quỹ đạo của vệ tinh Europa xung quanh Sao Mộc. Những luồng nước này được phát hiện khi Europa ở vị trí xa Sao Mộc nhất, nhưng không thể thấy bất kỳ dấu hiệu nào khi Europa đến gần Mộc tinh hơn.
Có một lời giải thích cho sự thay đổi này, rằng Europa có thủy triều do lực hấp dẫn của Sao Mộc. Các lỗ hổng mở rộng khi ở xa và thu hẹp dần hay thậm chí là đóng kín khi đến gần Sao Mộc.
"Những quan sát về luồng nước và sự thay đổi của nó nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu về đại dương của Europa. Những thay đổi về luồng nước dự đoán rằng đó là sự biến đổi của thủy triều từ một đại dương ngầm bên dưới bề mặt." - Kurt Retherford từ nghiên cứu này, cho biết.
Như vậy trong tương lai không xa sẽ có những dự án và sứ mệnh nghiên cứu về Europa của Sao Mộc. Hiện nay chúng ta có tàu Juno đang bay gần Sao Mộc, nhưng nó chỉ bay gần để nghiên cứu Sao Mộc chứ không nghiên cứu về Europa.
Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Science Express ngày 12/12 vừa qua.
Quan sát qua tia cực tím từ kính Hubble cho thấy kích thước to lớn của đám nước từ cực nam Europa. Hình vẽ minh họa. Credit : NASA, ESA, và M. Kornmesser. Xem hình lớn.
Phát hiện nầy được công bố trong cuộc họp của Hiệp hội Địa-vật lý Hoa Kỳ ở San Francisco.
"Việc phát hiện nước phun ra ở cực nam của Europa góp phần làm củng cố vị trí ứng viên là nơi tiềm năng có khả năng tồn tại sự sống" - tác giả Lorenz Roth của phát hiện từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (the Southwest Research Institute - SwRI) ở San Antonio, Texas cho biết - "Tuy nhiên, chúng tôi ko biết chắc là những luồng nước này có liên kết với đại dương ngầm bên dưới hay là không."
Luồng nước này cao đến 200 cây số, kính Hubble quan sát tia cực tím mờ nhạt từ cực quang ở cực nam của Europa. Cực quang ở Europa được gây ra do từ trường mạnh mẽ của Sao Mộc.
Không giống như mạch nước trên Enceladus có chứa cả băng và bụi, nước phun ra trên Europa chỉ đơn thuần là có nước.
Minh họa hiển thị vị trí và kích thước của luồng nước ở cực nam Europa. Credit : NASA, ESA, và L. Roth.
Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng luồng nước này có liên quan đến đại dương ngầm bên dưới bề mặt mà được cho là còn nhiều nước hơn cả trên Trái Đất.
"Nếu như nó có liên kết với đại dương ngầm bên dưới thì trong tương lai sau này sẽ có rất nhiều cuộc điều tra trực tiếp về cấu trúc hóa học của môi trường và khả năng sinh sống trên Europa mà không cần phải khoan sâu qua lớp băng bên trên." - Roth cho biết.
Tuy nhiên cũng rất có thể luồng nước này là lớp băng trên bề mặt bị làm nóng do ma sát mà tạo nên.
Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn thấy rằng luồng nước trên Europa này giống với trên Enceladus ở một điểm, là nó sẽ thay đổi theo vị trí quỹ đạo của vệ tinh Europa xung quanh Sao Mộc. Những luồng nước này được phát hiện khi Europa ở vị trí xa Sao Mộc nhất, nhưng không thể thấy bất kỳ dấu hiệu nào khi Europa đến gần Mộc tinh hơn.
Có một lời giải thích cho sự thay đổi này, rằng Europa có thủy triều do lực hấp dẫn của Sao Mộc. Các lỗ hổng mở rộng khi ở xa và thu hẹp dần hay thậm chí là đóng kín khi đến gần Sao Mộc.
"Những quan sát về luồng nước và sự thay đổi của nó nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu về đại dương của Europa. Những thay đổi về luồng nước dự đoán rằng đó là sự biến đổi của thủy triều từ một đại dương ngầm bên dưới bề mặt." - Kurt Retherford từ nghiên cứu này, cho biết.
Như vậy trong tương lai không xa sẽ có những dự án và sứ mệnh nghiên cứu về Europa của Sao Mộc. Hiện nay chúng ta có tàu Juno đang bay gần Sao Mộc, nhưng nó chỉ bay gần để nghiên cứu Sao Mộc chứ không nghiên cứu về Europa.
Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Science Express ngày 12/12 vừa qua.