Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Vệ tinh của NASA chụp hình siêu bão Utor từ không gian

Theo các bản tin dự báo từ những trung tâm thời tiết của các quốc gia trên thế giới thì siêu bão Utor sẽ di chuyển vào biển Đông sau khi đã đi qua đất nước Phi Luật Tân. Bốn vệ tinh là Aqua, Terra, TRMM và CloudSat của NASA đã chụp hình lại siêu bão này trước và sau khi nó đổ bộ vào nước Philippin vào ngày 11 và 12/8.

Thiết bị MODIS trên vệ tinh Aqua của NASA đã chụp bức hình trên đây trước khi siêu bão đổ bộ vào đảo quốc Phi Luật Tân vào ngày 11/8 lúc 5 giờ 15 phút sáng (giờ UTC) tức là 12 giờ 15 phút trưa (giờ Việt Nam). Mắt bão đang nằm về hướng đông của miền trung nước này. Credit : Đội Phản ứng nhanh NASA Goddard MODIS.
Thiết bị MODIS trên vệ tinh Aqua của NASA đã chụp bức hình trên đây trước khi siêu bão đổ bộ vào đảo quốc Phi Luật Tân vào ngày 11/8 lúc 5 giờ 15 phút sáng (giờ UTC) tức là 12 giờ 15 phút trưa (giờ Việt Nam). Mắt bão đang nằm về hướng đông của miền trung nước này. Credit : Đội Phản ứng nhanh NASA Goddard MODIS.

Vào 7 giờ 19 phút sáng (giờ UTC) tức là 2 giờ 19 phút trưa (giờ Việt Nam), Tàu Sứ mệnh Đo đạc Lượng mưa Nhiệt đới (Tropical Rainfall Measuring Mission - TRMM) của NASA đã quan sát được lượng mưa lớn gần tâm bão và lan nhanh sang miền bắc cùng miền trung Phi Luật Tân.

Vệ tinh CouldSat của NASA đã quan sát được siêu bão Utor trước khi nó đi vào đất nước này và nó quan sát được lượng mưa rất lớn cho thấy sức mạnh của siêu bão này.

Vào 3 giờ chiều (giờ UTC) tức là 10 giờ khuya (giờ Việt Nam), sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão là 150 dặm/giờ, tâm bão nằm cách 169 hải lý về phía đông-đông bắc so với thủ đô Manila. Utor tiếp tục di chuyển về phía tây-tây bắc với tốc độ 11,5 dặm/giờ.

Thiết bị MODIS trên vệ tinh Terra của NASA đã chụp hình siêu bão Utor khi nó rời khỏi nước Phi Luật Tân vào ngày 12/8 lúc 2 giờ 55 phút sáng (giờ UTC) tức là 9 giờ 55 phút sáng (giờ Việt Nam) khi tâm bão nằm gần vịnh Lingayen ở hướng tây bắc so với đất nước. Credit : Đội Phản ứng nhanh NASA Goddard MODIS.
Thiết bị MODIS trên vệ tinh Terra của NASA đã chụp hình siêu bão Utor khi nó rời khỏi nước Phi Luật Tân vào ngày 12/8 lúc 2 giờ 55 phút sáng (giờ UTC) tức là 9 giờ 55 phút sáng (giờ Việt Nam) khi tâm bão nằm gần vịnh Lingayen ở hướng tây bắc so với đất nước. Credit : Đội Phản ứng nhanh NASA Goddard MODIS.

Trong vòng chưa đầy 13 giờ đồng hồ, siêu bão Utor đã đi ngang qua đảo quốc Phi Luật Tân và suy yếu thành một cơn bão. Vệ tinh Terra của NASA đã quan sát được cơn bão sau khi nó suy yếu và rời khỏi nước này để đi vào biển Đông vào lúc 2 giờ 55 phút sáng (giờ UTC) tức là 9 giờ 55 phút sáng (giờ Việt Nam) ngày 12/8.

Vào lúc 3 giờ chiều (giờ UTC) tức là 10 giờ khuya (giờ Việt Nam) cùng ngày, tâm bão Utor đã đi từ đông sang tây của nước Phi Luật Tân và đi vào biển Đông với sức gió giảm xuống còn 97,8 dặm/giờ. Bão Utor đang nằm cách 346 hải lý về phía đông nam của Hong Kong và di chuyển về hướng tây-tây bắc với tốc độ 16 dặm/giờ.

Cảnh báo nguy hiểm vẫn còn hiệu lực ở những tỉnh Abra, Kalinga, Apayao, Isabela, Aurora, Quirino, Nueva Ecija, Tarlac, Ilocos Norte, Pampanga, Bataan, Zambales, Nueva Vizcaya, Ifugao, Mt. Province, Ilocos Sur, Benguet, La Union và Pangasinan của nước Phi Luật Tân.

Theo hãng thông tấn Reuters thì vào ngày 12/8 có ít nhất 1 người chết và 13 người mất tích, Reuters còn cho biết thêm thị trấn bị ảnh hưởng nặng nhất là Casiguran thuộc tỉnh Aurora trên bờ biển phía đông của Phi Luật Tân. Casiguran là thủ đô không chính thức của khu vực miền bắc tỉnh Aurora và nổi tiếng với những bãi biển cùng những khu vui chơi, siêu bão Utor đã gây mất điện toàn vùng và thiệt hại nghiêm trọng về nông nghiệp.

Sau khi suy yếu thành một cơn bão bình thường, Utor có thể sẽ tăng cấp bão sau khi vào biển Đông và điểm đổ bộ cuối cùng sẽ là miền đông nam Trung Quốc.

Anh Tuấn Nguyễn theo NASA