Quan sát tân tinh sáng trong chòm sao Delphinus
Tân tinh (nova) trong chòm sao Delphinus (Hải Đồn) có độ sáng biểu kiến là 5,0 vừa bùng nổ vào ngày hôm nay, 14/8. Bạn có thể quan sát nó qua ống nhòm hay thậm chí là quan sát bằng mắt thường ở những nơi có điều kiện quan sát thật tốt.
Tân tinh này vừa được nhà thiên văn nghiệp dư Nhật Bản Koichi Itagaki phát hiện ngay trong ngày hôm nay (14/8). Ông đã sử dụng một chiếc kính thiên văn 7 inch (0,18 m) để tìm ra nó. Hiện nay tên tạm thời của tân tinh này là PNVJ20233073+2046041 và sẽ nhanh chóng được thay đổi thành Nova Delphini 2013. Cập nhật ngày 17/8 : Tên chính thức của tân tinh này là Nova Delphini 2013.
Vài giờ sau khi phát hiện, nó là một thiên thể có độ sáng biểu kiến 6,8 và khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng nhà quan sát Patrick Schmeer ở Đức quan sát bằng chính đôi mắt của mình và ước tính nó có độ sáng biểu kiến là 6,0. Chắc hẳn sắp tới tân tinh này còn sáng hơn nữa.
Tân tinh không hẳn là một vụ nổ sao mới, nó là một vụ nổ sao và quá mờ nhạt để có thể gây sự chú ý. Một tân tinh xảy ra trong hệ sao đôi gần nhau, nơi có một ngôi sao lùn trắng nhỏ nhưng vô cùng dầy đặc. Sau khi bị cuốn nhanh vào đĩa của nó, nó sụp đổ với nhiệt độ lên đến 150 ngàn độ F trên bề mặt cho đến khi bùng nổ như một quả bom nhiệt hạch. Đột nhiên, một ngôi sao mờ nhạt không ai chú ý đến lại trở thành một "sao mới" sáng chói.
Tân tinh có thể tăng từ 7 đến 16 đơn vị độ sáng biểu kiến - tương đương với độ sáng gấp từ 50.000 đến 100.000 lần so với Mặt Trời - chỉ trong vòng vài ngày. Trong khi đó, vật chất bùng nổ và phóng đi trong không gian đến 2000 dặm mỗi giây.
Thông tin về tân tinh này sẽ còn được cập nhật.
Vài giờ sau khi phát hiện, nó là một thiên thể có độ sáng biểu kiến 6,8 và khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng nhà quan sát Patrick Schmeer ở Đức quan sát bằng chính đôi mắt của mình và ước tính nó có độ sáng biểu kiến là 6,0. Chắc hẳn sắp tới tân tinh này còn sáng hơn nữa.
Tân tinh không hẳn là một vụ nổ sao mới, nó là một vụ nổ sao và quá mờ nhạt để có thể gây sự chú ý. Một tân tinh xảy ra trong hệ sao đôi gần nhau, nơi có một ngôi sao lùn trắng nhỏ nhưng vô cùng dầy đặc. Sau khi bị cuốn nhanh vào đĩa của nó, nó sụp đổ với nhiệt độ lên đến 150 ngàn độ F trên bề mặt cho đến khi bùng nổ như một quả bom nhiệt hạch. Đột nhiên, một ngôi sao mờ nhạt không ai chú ý đến lại trở thành một "sao mới" sáng chói.
Mô hình của một tân tinh được tạo thành. Một ngôi sao lùn trắng hút vật chất từ một ngôi sao đỏ khổng lồ vào đĩa của nó, đĩa vật chất này sẽ phát nổ. Credit : NASA/CXC/M. Weiss. |
Thông tin về tân tinh này sẽ còn được cập nhật.
Anh Tuấn Nguyễn theo Bob King/UniverseToday