Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Ngày này năm xưa : Asaph Hall khám phá ra một vệ tinh mới của Sao Hỏa

Ngày 18/8/1877, nhà thiên văn học Hoa Kỳ Asaph Hall đã khám phá ra một vệ tinh mới của Sao Hỏa và ông đã tìm ra được một vệ tinh khác nhỏ hơn trong cùng một năm đó. Cả hai mặt trăng được phát hiện này của Sao Hỏa đều giống như tiểu hành tinh chứ không phải là một quả cầu như Mặt Trăng của Trái Đất, hai tiểu hành tinh này đã bị lực hấp dẫn của Sao Hỏa kéo lại để giữ làm vệ tinh riêng cho mình. Những nhà thiên văn đặt tên cho hai mặt trăng này là Phobos và Deimos, được đặt theo tên của con ngựa Fear và Terror mà kéo cỗ xe của vị thần chiến tranh Ares trong Thần thoại Hy Lạp hay là thần chiến tranh Mars trong Thần thoại La Mã.

Vệ tinh Phobos của Sao Hỏa chụp bởi tàu Viking 1 của NASA vào ngày 19/10/1978. Miệng núi lửa (nằm hầu hết trong bóng tối) ở góc trái bên trên có tên là Stickney. Credit : NASA.

Các nhà khoa học đã có những quan sát đầu tiên về Phobos vào năm 1971 và 1972, trong khi sứ mệnh Mariner 9 đang trên đường đi đến hành tinh đỏ. Một miệng núi lửa lớn được phát hiện và đặt tên là Miệng núi lửa Stickney sau khi bà Chloe Angeline Stickney Hall là vợ của ông Asaph Hall phát hiện ra miệng núi lửa đó.

Hình ảnh được tăng cường màu sắc cho thấy miệng núi lửa Stickney trên bề mặt mặt trăng Phobos, miệng núi lửa này có đường kính rộng 9 km, có nghĩa là nó chiếm một phần khá lớn diện tích bề mặt của Phobos. Hình ảnh bởi HiRISE, MRO, LPL (Đại học Arizona), NASA.

Phobos rất nhỏ, bán kính trung bình của nó là 11,1 km nhưng nó vẫn lớn hơn 1,7 lần so với mặt trăng thứ hai là Deimos mà có bán kính trung bình là 6,2 km.

Asaph Hall có lẽ không thể tưởng tượng được video dưới đây, video được thực hiện bởi tàu Mars rover Curiosity của NASA vào ngày 1/8/2013 cho thấy hai mặt trăng Phobos và Deimos của Sao Hỏa chuyển động qua nhau trên bầu trời đêm Sao Hỏa. Miệng núi lửa lớn trên Phobos có thể được nhìn thấy từ bề mặt của Sao Hỏa, chưa từng có hình ảnh nào trước đây về việc những mặt trăng chuyển động qua nhau trên bầu trời của một thiên thể khác như thế này.


Anh Tuấn Nguyễn theo Elizabeth Howell/EarthSky