Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Hình ảnh Sao Thủy đầy màu sắc từ tàu MESSENGER

Sứ mệnh MESSENGER đã vẽ bản đồ toàn bộ bề mặt Sao Thủy và đây là lần đầu tiên công việc này được thực hiện. MESSENGER là tàu vũ trụ đầu tiên đi đến quỹ đạo của Sao Thủy và nó đã ở đó từ năm 2011. Trước khi vào quỹ đạo của Sao Thủy, nó đã bay vòng quanh hành tinh này hai lần trong năm 2008. Tàu vũ trụ có mang theo bảy thiết bị khoa học và thu phát sóng, âm thanh để cung cấp cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới về hành tinh gần Mặt Trời nhất này.

Những màu sắc khác nhau trên bề mặt của Sao Thủy cho chúng ta biết những hóa chất, khoáng chất khác nhau. Credit : NASA/Johns Hopkins từ Phòng thí nghiệm Đại học Vật lý Ứng dụng của Học viện Carnegie ở Washington. Xem hình với kích cỡ đầy đủ.

Màu sắc mà bạn xem trong video này, dĩ nhiên, nó không phải là màu sắc thật khi quan sát bằng mắt người. Nó được tạo nên từ nhiều dữ liệu cơ bản khác nhau mà tàu MESSENGER đã thu thập trong suốt quá trình làm việc của mình. Những màu sắc này hiển thị nơi đó có các hóa chất, khoáng vật và những vật chất khác trên bề mặt của Sao Thủy. Bằng cách này các nhà khoa học có thể tìm ra những khoáng vật trên bề mặt hành tinh này.



Bản đồ hoàn chỉnh của Sao Thủy được hoàn thành vào tháng hai đầu năm nay, và được ghép lại từ hàng ngàn bức ảnh chụp bởi tàu MESSENGER. Chúng ta chưa nhìn thấy bản đồ hoàn chỉnh nào về Sao Thủy trước đây, đây quả thật là điều thú vị để nghiên cứu các đặc điểm của nó, như những miệng núi lửa lớn và các hố va chạm.

Sau đây là giải thích về các màu sắc của đội nghiên cứu tàu MESSENGER. Các miệng núi lửa có màu trắng hoặc xanh dương sáng mở rộng ra. Còn màu xanh tối hơn là một đơn vị địa chất trên bề mặt Sao Thủy, được gọi là Phản vật chất mức thấp (low-reflectance material). Khu vực tên Tan là vùng đồng bằng được hình thành bởi dung nham núi lửa phun trào. Bồn địa Caloris khổng lồ là một khu vực tròn lớn ở bên phải trên của hình, ở đây khá bằng phẳng.

Bán cầu còn lại của Sao Thủy. Credit : NASA/Johns Hopkins từ Phòng thí nghiệm Đại học Vật lý Ứng dụng của Học viện Carnegie ở Washington. Xem hình với kích cỡ đầy đủ.

Bạn có thể xem tất cả những hình ảnh từ sứ mệnh MESSENGER tại trang chủ của sứ mệnh : http://messenger.jhuapl.edu/the_mission/gallery.html

Anh Tuấn Nguyễn theo UniverseToday