Quan sát ngôi sao ở rất xa - sao Deneb và tìm hiểu về cách người ta đo khoảng cách của các ngôi sao
Những ngày này bạn có thể nhìn thấy ngôi sao Deneb của chòm sao Cygnus (Thiên Nga) trên bầu trời đêm - là một trong những ngôi sao sáng cách xa chúng ta nhất, bạn thậm chí có thể nhìn thấy nó trong một đêm trăng sáng hay ở thành phố với đầy ánh sáng đèn đường. Khi bạn ngắm nhìn ngôi sao này, tức là bạn đang nhìn qua một khoảng không gian rất lớn. Khoảng cách chính xác từ Trái Đất đến sao Deneb vẫn chưa được khẳng định chính xác, nhưng ước tính nó vào khoảng 1425 năm ánh sáng cho đến 7000 năm ánh sáng.
Con số ước tính tốt nhất có thể về khoảng cách của sao Deneb là trong Sứ mệnh Đo sao trong không gian Hipparcos (Hipparcos Space Astrometry Mission) vào những năm 1990. Một phép tính đơn giản từ dữ liệu của sứ mệnh Hipparcos cho con số đầu tiên là 3200 năm ánh sáng, trong khi đó, nếu tính toán kỹ lưỡng thì nó chỉ vào khoảng 1400 năm ánh sáng. Dù ở bất cứ khoảng cách ước tính nào thì sao Deneb vẫn là một trong những ngôi sao sáng xa chúng ta nhất. Ánh sáng của nó trên bầu trời của chúng ta cũng đã trải qua một cuộc hành tinh kéo dài hơn 1000 năm. - Dẫn theo bài viết của blogger Larry Sessions chuyên viết bài về bầu trời.
Sao Deneb ở quá xa để chúng ta có thể đo bằng phương pháp trực tiếp - phương pháp thị sai. Nếu ngôi sao ở khoảng cách vài trăm năm ánh sáng so với chúng ta thì chúng ta có thể xác định được khoảng cách của nó một cách tương đối bằng phương pháp thị sai. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là như sau, bạn hãy để ngón tay ở gần mắt mình và nhắm một mắt lại, nhìn chằm chằm vào nó và một lúc sau nhắm mắt kia lại mở mắt kia ra, bạn sẽ thấy ngón tay thay đổi vị trí so với nền. Nếu bạn để ngón tay ở ra xa hơn, bạn sẽ thấy nó dịch chuyển ít hơn so với khi bạn để ngón tay ở gần.
[caption id="" align="alignright" width="150"] Hình minh họa thị sai, những vật thể ở gần dịch chuyển nhanh hơn những vật thể ở xa.[/caption]
Trái Đất quay quanh Mặt Trời, các nhà thiên văn học có thể đo khoảng cách của những sao ở gần bằng cách dùng nền là những ngôi sao ở xa. Đầu tiên là đo ở phía bên đây của quỹ đạo Trái Đất, sau đó 6 tháng sau, sẽ tiếp tục đo ở phía đối diện. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những ngôi sao ở gần, bạn có thể xem thêm chi tiết ở bài viết Thị sai hoặc Parallax trên trang Wikipedia.
Sao Deneb là một đỉnh mờ hơn của tam giác mùa hè, hai đỉnh còn lại là sao Vega của chòm sao Lyra (Thiên Cầm) và sao Altair của chòm sao Aquila (Thiên Ưng). Tam giác mùa hè là một nhóm sao nổi tiếng có thể nhìn thấy từ đường chân trời hướng đông bắc vào nửa đêm trong những ngày này. Chúng ta ở bắc bán cầu vì thế tam giác mùa hè sẽ xuất hiện trên bầu trời cho đến cuối năm.
Con số ước tính tốt nhất có thể về khoảng cách của sao Deneb là trong Sứ mệnh Đo sao trong không gian Hipparcos (Hipparcos Space Astrometry Mission) vào những năm 1990. Một phép tính đơn giản từ dữ liệu của sứ mệnh Hipparcos cho con số đầu tiên là 3200 năm ánh sáng, trong khi đó, nếu tính toán kỹ lưỡng thì nó chỉ vào khoảng 1400 năm ánh sáng. Dù ở bất cứ khoảng cách ước tính nào thì sao Deneb vẫn là một trong những ngôi sao sáng xa chúng ta nhất. Ánh sáng của nó trên bầu trời của chúng ta cũng đã trải qua một cuộc hành tinh kéo dài hơn 1000 năm. - Dẫn theo bài viết của blogger Larry Sessions chuyên viết bài về bầu trời.
Sao Deneb ở quá xa để chúng ta có thể đo bằng phương pháp trực tiếp - phương pháp thị sai. Nếu ngôi sao ở khoảng cách vài trăm năm ánh sáng so với chúng ta thì chúng ta có thể xác định được khoảng cách của nó một cách tương đối bằng phương pháp thị sai. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là như sau, bạn hãy để ngón tay ở gần mắt mình và nhắm một mắt lại, nhìn chằm chằm vào nó và một lúc sau nhắm mắt kia lại mở mắt kia ra, bạn sẽ thấy ngón tay thay đổi vị trí so với nền. Nếu bạn để ngón tay ở ra xa hơn, bạn sẽ thấy nó dịch chuyển ít hơn so với khi bạn để ngón tay ở gần.
[caption id="" align="alignright" width="150"] Hình minh họa thị sai, những vật thể ở gần dịch chuyển nhanh hơn những vật thể ở xa.[/caption]
Trái Đất quay quanh Mặt Trời, các nhà thiên văn học có thể đo khoảng cách của những sao ở gần bằng cách dùng nền là những ngôi sao ở xa. Đầu tiên là đo ở phía bên đây của quỹ đạo Trái Đất, sau đó 6 tháng sau, sẽ tiếp tục đo ở phía đối diện. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những ngôi sao ở gần, bạn có thể xem thêm chi tiết ở bài viết Thị sai hoặc Parallax trên trang Wikipedia.
Sao Deneb là một đỉnh mờ hơn của tam giác mùa hè, hai đỉnh còn lại là sao Vega của chòm sao Lyra (Thiên Cầm) và sao Altair của chòm sao Aquila (Thiên Ưng). Tam giác mùa hè là một nhóm sao nổi tiếng có thể nhìn thấy từ đường chân trời hướng đông bắc vào nửa đêm trong những ngày này. Chúng ta ở bắc bán cầu vì thế tam giác mùa hè sẽ xuất hiện trên bầu trời cho đến cuối năm.
Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky.org