Cách thức hoạt động của những kính thiên văn khổng lồ
Nguồn video từ ESOcast, chúng ta cùng nhau khám phá công nghệ, kĩ thuật hoạt động của những kính thiên văn cỡ khủng này (gọi tắt là VLT - Very Large Telescope), chúng giúp những nhà thiên văn học và chúng ta có những cái nhìn cụ thể và tuyệt vời về vũ trụ.
Để có được những hình ảnh sắc nét nhất của những thiên thể trên bầu trời, các VLT phải chịu tác động của hai nhân tố mà làm méo mó đi hình ảnh thật sự của thiên thể. Nhân tố thứ nhất là gương, bởi vì kích thướng của nó quá lớn, nên gương làm kính của phải rất lớn và nó ảnh hưởng chút ít đến hình ảnh thu nhận được. Nhưng vấn đề này đã được giải quyết, người ta dùng một hệ thống trên máy tính để kiểm soát và sửa chữa các hoạt động quang học, đảm bảo rằng hình ảnh vẫn giữ được nguyên gốc trong mọi trường hợp. Nhân tố thứ hai đó chính là bầu khí quyển của Trái Đất, nó làm lu mờ nhiều thiên thể, ngay cả khi đó là kính thiên văn lớn nhất. Để kính thích ứng được, chúng ta phải điều chỉnh bằng hệ thống kiểm soát quang học, làm cho gương biến đổi gần cả trăm lần để chống lại các hiệu ứng của bầu khí quyển.
Qua nhiều cuộc cải cách và nâng cấp, các VLT ngày nay có sự hỗ trợ của máy ảnh hồng ngoại, giúp cho thích ứng quang học dễ dàng hơn, giúp các VLT có thể nhìn xuyên qua những đám mây bụi khổng lồ và thấy được tận sâu bên trong lõi của Ngân Hà. Những hình ảnh được chụp lại, và các nhà thiên văn học theo dõi những hình ảnh này trong một hoặc nhiều năm, để xem các ngôi sao có xoay xung quanh hố đen khổng lồ nằm ở tâm Ngân Hà hay không. Và nó thậm chí còn phát hiện và chụp lại được những năng lượng phát sáng từ những đám mây khí khổng lồ khi nó bị hút vào các hố đen.
Để có được những hình ảnh sắc nét nhất của những thiên thể trên bầu trời, các VLT phải chịu tác động của hai nhân tố mà làm méo mó đi hình ảnh thật sự của thiên thể. Nhân tố thứ nhất là gương, bởi vì kích thướng của nó quá lớn, nên gương làm kính của phải rất lớn và nó ảnh hưởng chút ít đến hình ảnh thu nhận được. Nhưng vấn đề này đã được giải quyết, người ta dùng một hệ thống trên máy tính để kiểm soát và sửa chữa các hoạt động quang học, đảm bảo rằng hình ảnh vẫn giữ được nguyên gốc trong mọi trường hợp. Nhân tố thứ hai đó chính là bầu khí quyển của Trái Đất, nó làm lu mờ nhiều thiên thể, ngay cả khi đó là kính thiên văn lớn nhất. Để kính thích ứng được, chúng ta phải điều chỉnh bằng hệ thống kiểm soát quang học, làm cho gương biến đổi gần cả trăm lần để chống lại các hiệu ứng của bầu khí quyển.
Qua nhiều cuộc cải cách và nâng cấp, các VLT ngày nay có sự hỗ trợ của máy ảnh hồng ngoại, giúp cho thích ứng quang học dễ dàng hơn, giúp các VLT có thể nhìn xuyên qua những đám mây bụi khổng lồ và thấy được tận sâu bên trong lõi của Ngân Hà. Những hình ảnh được chụp lại, và các nhà thiên văn học theo dõi những hình ảnh này trong một hoặc nhiều năm, để xem các ngôi sao có xoay xung quanh hố đen khổng lồ nằm ở tâm Ngân Hà hay không. Và nó thậm chí còn phát hiện và chụp lại được những năng lượng phát sáng từ những đám mây khí khổng lồ khi nó bị hút vào các hố đen.