Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Tinh vân Lagoon - Messier 8

Tinh vân Lagoon là tinh vân lớn nhất và sáng nhất trong số những tinh vân xung quanh trong chòm sao Sagittarius (Người bắn cung).

Tinh vân Lagoon (M8). Credit : ESO/S. Guisard/S. Brunier

Tinh vân Lagoon hay Messier 8 là một đám mây khí bụi lớn trong dải Ngân Hà, hầu như không thể thấy được bằng mắt thường trong điều kiện tốt nhất. Tinh vân Lagoon là tinh vân lớn nhất và sáng nhất trong số những tinh vân xung quanh trong chòm sao Sagittarius. Phần nhân sáng của nó được gọi là Hourglass (Đồng hồ cát) đang ở một bên và cách với cụm sao mở NGC 6530 ở bên kia bằng một khe rạn nứt tối màu hơn. Khi quan sát bằng kính thiên văn, bạn sẽ thấy nó có màu xám - ít màu hơn so với bức hình phơi sáng lâu ở trên.


Video Đi sâu vào tinh vân Lagoon. Credit : ESO/S. Guisard/S. Brunier. Xem trên trang Wikimedia Commons.

M8 cách chúng ta khoảng 5000 năm ánh sáng và trải dài khoảng 130 năm ánh sáng. Thành phần chủ yếu là hydro và bị ion hóa bởi bức xạ từ ngôi sao khổng lồ Herschel 36 gần đó. M8 được biết đến như là một tinh vân hành tinh phát xạ, như thế nó cũng là một khu vực hình thành sao. Có một cụm sao mở ở trong đó gọi là NGC 6530 với những ngôi sao trẻ và nóng, tuổi đời chỉ mới vài triệu năm.

Thiên thể này được phát hiện bởi Giovanni Battista Hodierna trước năm 1654, và ông đã phân loại nó như là “nebulosa”, có nghĩa là sáng trung bình; nó là số II.6. Nó được độc lập ghi lại như là một tinh vân bởi John Flamsteed vào khoảng năm 1680, và đã thêm nó vào danh mục của ông với số 2446. Do những lý do không rõ ràng, ít nhất, Kenneth Glyn Jones đã tin rằng Flamsteed chỉ nhìn thấy cụm sao bên trong tinh vân này, một quan sát chúng ta đã công nhận từ trước. Tuy nhiên, quan điểm của Flamsteed gần với cái mà sau này được xác định bởi Messier và gần với trung tâm của tinh vân, trong khi cụm sao trẻ đã được ghi lại là NGC 6530, nằm ở một nửa phía đông của M8.

Thiên thể này được nhìn thấy một lần nữa bởi Philippe Loys de Chéseaux năm 1746, người có thể thấy một vài ngôi sao và vậy nên đã phân loại nó như là một cụm sao. Một năm sau đó, vào năm 1747, nó được quan sát bởi Guillaume Le Gentil, người đã tìm ra tinh vân cùng với cụm sao. Nicholas Louis de Lacaille đã đánh dấu nó trong tài liệu năm 1751-1752 của ông là Lacaille III.14. Khi Charles Messier đưa vào danh sách thiên thể này vào ngày 23 tháng 5 năm 1764, ông ấy đã cơ bản miêu tả cụm sao và đã đề cập tinh vân tách biệt nhau như 9 ngôi sao Nhân Mã xung quanh; luận điểm đầu tiên của ông là gần với những luận hiện hiện đại về cụm sao hơn là về tinh vân. Tuy nhiên, cho đến gần đây, nguồn tài liệu đáng chú ý nhất đã xác định tinh vân với Messier 8, một quan điểm chúng ta loại bỏ ở đây: Nó thì gần với sự mô tả của Messier rằng ông đã tìm ra được cả tinh vân và cụm sao.

William Herschel đã chia tách những con số trong danh mục thành hai thiên thể trong đó, tinh vân Lagoon: H V.9 (GC 4363, NGC 6526) và H V.13 (GC 4368, NGC 6533) được miêu tả như một tinh vân sáng và lớn nhất trong danh mục NGC. John Herschel cuối cùng đã phân loại cụm sao mở NGC 6530 tách biệt là h 3725 (GC 4366); ông có M8 là 3723 (GC 4361, NGC 6523).

Theo Kenneth Glyn Jones, tinh vân Lagoon có một sự trải rộng biểu kiến khoảng 90x40 arc phút, tức là 3 x 1 1/3 đường kính biểu kiến của mặt trăng khi tròn, và tương ứng khoảng 140x60 năm ánh sáng nếu khoảng cách của chúng ta khoảng 5200 năm ánh sáng là chính xác, có đôi chút không chắn chắn, những nguồn tài liệu mới hơn đưa ra là 4850 (Glyn Jones) đến 6500, nhưng David J.Eichler đưa ra con gố 5200 năm ánh sáng.

Tinh vân Lagoon là một thiên thể dễ thấy với người nhiếp ảnh thiên văn nghiệp dư, như Brad Wallis và Robert Provin đã chứng minh với bức ảnh nổi tiếng của họ, và giáo sư Andjelko Glivar với bức ảnh của ông được chụp qua một Celestron 8.

Vị trí của tinh vân Lagoon :

  • Xích kinh: 18 : 03.8 (h:m)
  • Độ lệch: -24 : 23 (deg:m)
  • Khoảng cách: 5,2 nghìn năm ánh sáng
  • Độ sáng biểu kiến: 6,0 (mag)
  • Kích thước biểu kiến: 90x40 (arc phút)

Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky.org, ThienvanHaNoi.org