Vụ nổ tia gamma kỉ lục từ ngôi sao sắp chết
Cuối tuần vừa qua (27/4), tàu vũ trụ Fermi và Swift đã chứng kiến sự bùng nổ tia gamma kinh hoàng phát ra từ một ngôi sao đang hấp hối. Được đặt tên là GRB 130427A, nó là một trong những vụ nổ tia gamma sáng nhất và kéo dài nhất từng được phát hiện.
Tàu vũ trụ Swift đã nhanh chóng xác định được vị trí, thời gian và độ sáng của vụ nổ này trên bầu trời, có thể phát hiện được nó từ mặt đất bằng các bước sóng hồng ngoại, bước sóng quang học và bước sóng vô tuyến. Khoảng cách từ nó đến chúng ta là 3,6 tỉ năm ánh sáng.
Không có hai vụ nổ tia gamma nào là hoàn toàn giống nhau, chúng thường được phân loại là dài nhất hay ngắn nhất tùy vào thời gian của vụ nổ đó. Vụ nổ dài kéo dài từ 2 giây đến vài phút, còn vụ nổ ngắn thì kéo dài dưới 2 giây - có nghĩa là nó có thể kéo dài chỉ và mili giây.
Dẫn theo dữ liệu của kính thiên văn 1 mét SARA-North được đặt ở Kitt Peak, Arizona đo vào ngày 29/4 thì độ sáng biểu kiến của vụ nổ này là vào khoảng 18,5.Sự kiện này xảy ra vào lúc 3 giờ 47 phút sáng ngày 27/4 (giờ EDT), tức là 2 giờ 47 phút trưa cùng ngày (giờ Việt Nam) ở khu vực giữa chòm sao Leo (Sư Tử) và Ursa Major (Đại Hùng).
Vụ nổ tia gamma là gì ? Nó là những vụ nổ sáng nhất trong vũ trụ, xảy ra từ những vụ nổ của những ngôi sao khổng lồ, hoặc từ những vụ va chạm của các pulsar (sao neutron - là những ngôi sao quay rất nhanh và đều đặn giải phóng ra chùm sóng vô tuyến, chúng không nhìn thấy sóng được bằng mắt thường).
Nếu những vụ nổ này ở đủ gần, thì chúng ta sẽ thấy những siêu tân tinh tại vị trí đó vài tuần hoặc lâu hơn sau khi xảy ra vụ nổ.
Những đài quan sát thiên văn của NASA đang tiếp tục theo dõi GRB 130427A nhằm tìm ra những siêu tân tinh vào giữa tháng năm này.
Kính viễn vọng tia X Swift của NASA chụp hình lại vụ nổ 0,1 giây này vào lúc 3 giờ 50 sáng ngày 27/4 (giờ EDT), tức là 2 giờ 50 trưa cùng ngày (giờ Việt Nam), chỉ vài phút ngay sau khi vụ nổ bắt đầu. Credit : ASA/Swift/Stefan Immler.
Tàu vũ trụ Swift đã nhanh chóng xác định được vị trí, thời gian và độ sáng của vụ nổ này trên bầu trời, có thể phát hiện được nó từ mặt đất bằng các bước sóng hồng ngoại, bước sóng quang học và bước sóng vô tuyến. Khoảng cách từ nó đến chúng ta là 3,6 tỉ năm ánh sáng.
Không có hai vụ nổ tia gamma nào là hoàn toàn giống nhau, chúng thường được phân loại là dài nhất hay ngắn nhất tùy vào thời gian của vụ nổ đó. Vụ nổ dài kéo dài từ 2 giây đến vài phút, còn vụ nổ ngắn thì kéo dài dưới 2 giây - có nghĩa là nó có thể kéo dài chỉ và mili giây.
Dẫn theo dữ liệu của kính thiên văn 1 mét SARA-North được đặt ở Kitt Peak, Arizona đo vào ngày 29/4 thì độ sáng biểu kiến của vụ nổ này là vào khoảng 18,5.Sự kiện này xảy ra vào lúc 3 giờ 47 phút sáng ngày 27/4 (giờ EDT), tức là 2 giờ 47 phút trưa cùng ngày (giờ Việt Nam) ở khu vực giữa chòm sao Leo (Sư Tử) và Ursa Major (Đại Hùng).
Vụ nổ tia gamma là gì ? Nó là những vụ nổ sáng nhất trong vũ trụ, xảy ra từ những vụ nổ của những ngôi sao khổng lồ, hoặc từ những vụ va chạm của các pulsar (sao neutron - là những ngôi sao quay rất nhanh và đều đặn giải phóng ra chùm sóng vô tuyến, chúng không nhìn thấy sóng được bằng mắt thường).
Nếu những vụ nổ này ở đủ gần, thì chúng ta sẽ thấy những siêu tân tinh tại vị trí đó vài tuần hoặc lâu hơn sau khi xảy ra vụ nổ.
Những đài quan sát thiên văn của NASA đang tiếp tục theo dõi GRB 130427A nhằm tìm ra những siêu tân tinh vào giữa tháng năm này.
Anh Tuấn Nguyễn theo UniverseToday.com và EarthSky.com