Cụm sao Pleiades - Bảy chị em nổi tiếng trên bầu trời
Cụm sao Pleiades - được biết đến với cái tên cụm sao Thất Nữ hoặc M45 - có thể quan sát được ở hầu hết những nơi có sự có mặt của con người. Nó có thể thấy được từ cực bắc cho đến cực nam của lục địa Nam Mỹ. Thất Nữ trông giống như một nhóm sao màu xanh sáng mờ.
Làm thế nào để thấy được cụm sao Thất Nữ ? Nếu bạn đã quen thuộc với việc quan sát chòm sao Orion (Lạp Hộ) nổi tiếng, nó có thể giúp bạn tìm kiếm M45 dễ dàng hơn. Hình bên dưới đây cho thấy chòm sao Lạp Hộ ở góc dưới bên trái. Bạn có nhìn thấy ba ngôi sao thẳng hàng không ? Đó là thắt lưng của chòm sao Orion. Vẽ một đường thẳng xuyên qua ba ngôi sao thắt lưng của Lạp Hộ sang bên phải - bạn sẽ thấy những ngôi sao xếp thành hình chữ V với một ngôi sao sáng ở giữa. Chữ V đó chính là mặt của con bò vàng - tượng trưng cho chòm sao Taurus (Kim Ngưu). Ngôi sao sáng trong hình chữ V đó là Aldebaran - đóng vai trò là mắt của con bò. Qua khỏi Aldebaran một chút, bạn sẽ thấy cụm sao Thất Nữ - cụm sao đóng vai trò là vai của con bò vàng nầy. Trong hình này, Thất Nữ nằm ở góc trên bên phải.
Aldebaran, tiếng Ả Rập có nghĩa là "người theo đuôi", nó có tên như vậy vì trong một vài câu chuyện thì Aldebaran là kẻ theo đuổi Pleiades băng qua cả thiên đàng. Theo quy luật chung, cụm sao Thất Nữ mọc ở bầu trời phía đông trước khi Aldebaran mọc, lặn ở bầu trời phía tây trước khi Aldebaran lặn. Ngoại lệ duy nhất của quy luật này chỉ xảy ra ở những vĩ độ xa xôi phía nam - giống như ở Tierra del Fuego thuộc Nam Mỹ - nơi Thất Nữ mọc chỉ một lúc sau khi Aldebaran xuất hiện.
Ở bán cầu bắc, cụm sao Thất Nữ lại có liên quan tới mùa đông. Thật dễ dàng khi tưởng tượng những ngôi sao xanh mờ ảo này giống như sương muối bám vào vòm trời đêm. Tháng mười một lạnh giá cũng thường được gọi là tháng của Thất Nữ, bởi vì đây là khoảng thời gian mà Thất Nữ tỏa sáng từ hoàng hôn cho tới lúc bình minh. Tuy nhiên bạn cũng vẫn có thể quan sát được cụm sao Thất Nữ vào những buổi tối trời quang cho tới tận tháng tư.
Truyền thuyết về sự thất lạc của cô em gái thứ 7 (Legend of the Lost 7th Pleiad). Nhiều người chỉ thấy được 6 thay vì 7 ngôi sao khi quan sát trong điều kiện trời tối như ở vùng quê.
Tuy nhiên, câu chuyện về sự biến mất của cô em gái thứ 7 không chỉ là vấn đề về thiên văn. Nhà thiên văn học Robert Burnham Jr. đã tìm kiếm truyền thuyết về sự thất lạc của cô em thứ 7 trong các truyền thuyết sao của người Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Indonesia, người Mỹ và người Úc bản xứ.
Bên cạnh đó, Burnham còn cho rằng, câu chuyện cô em thất lạc thứ 7 có thể có thật. Nhưng hãy bỏ lại tất cả câu chuyện đó phía sau, ngành thiên văn học hiện đại đã tìm ra ngôi sao Thất Nữ thứ 7 sáng nhất - Pleione - một ngôi sao phức tạp, khó hiểu và trải qua khá nhiều sự thay đổi. Và những biến đổi đó đã làm cho ngôi sao thường xuyên thay đổi độ sáng.
Cụm sao Pleiades (M45) chụp vào ngày 1/6/2004. Credit : NASA, ESA, AURA/Caltech, Đài quan sát Palomar. Tải hình về với những kích thước khác. |
Cụm sao Pleiades, Hyades và chòm sao Orion. |
Aldebaran, tiếng Ả Rập có nghĩa là "người theo đuôi", nó có tên như vậy vì trong một vài câu chuyện thì Aldebaran là kẻ theo đuổi Pleiades băng qua cả thiên đàng. Theo quy luật chung, cụm sao Thất Nữ mọc ở bầu trời phía đông trước khi Aldebaran mọc, lặn ở bầu trời phía tây trước khi Aldebaran lặn. Ngoại lệ duy nhất của quy luật này chỉ xảy ra ở những vĩ độ xa xôi phía nam - giống như ở Tierra del Fuego thuộc Nam Mỹ - nơi Thất Nữ mọc chỉ một lúc sau khi Aldebaran xuất hiện.
Ở bán cầu bắc, cụm sao Thất Nữ lại có liên quan tới mùa đông. Thật dễ dàng khi tưởng tượng những ngôi sao xanh mờ ảo này giống như sương muối bám vào vòm trời đêm. Tháng mười một lạnh giá cũng thường được gọi là tháng của Thất Nữ, bởi vì đây là khoảng thời gian mà Thất Nữ tỏa sáng từ hoàng hôn cho tới lúc bình minh. Tuy nhiên bạn cũng vẫn có thể quan sát được cụm sao Thất Nữ vào những buổi tối trời quang cho tới tận tháng tư.
Truyền thuyết về sự thất lạc của cô em gái thứ 7 (Legend of the Lost 7th Pleiad). Nhiều người chỉ thấy được 6 thay vì 7 ngôi sao khi quan sát trong điều kiện trời tối như ở vùng quê.
Tuy nhiên, câu chuyện về sự biến mất của cô em gái thứ 7 không chỉ là vấn đề về thiên văn. Nhà thiên văn học Robert Burnham Jr. đã tìm kiếm truyền thuyết về sự thất lạc của cô em thứ 7 trong các truyền thuyết sao của người Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Indonesia, người Mỹ và người Úc bản xứ.
Bên cạnh đó, Burnham còn cho rằng, câu chuyện cô em thất lạc thứ 7 có thể có thật. Nhưng hãy bỏ lại tất cả câu chuyện đó phía sau, ngành thiên văn học hiện đại đã tìm ra ngôi sao Thất Nữ thứ 7 sáng nhất - Pleione - một ngôi sao phức tạp, khó hiểu và trải qua khá nhiều sự thay đổi. Và những biến đổi đó đã làm cho ngôi sao thường xuyên thay đổi độ sáng.
Một vài người với thị lực đặc biệt cho biết họ nhìn thấy nhiều sao hơn trong cụm sao Thất Nữ. Một vài ý kiến đưa ra con số 20 ngôi sao. Cô Agnes Clerke đã nói rằng Maestlin - thầy của Kepler, đã vẽ ra 11 ngôi sao Thất Nữ trước cả khi kính thiên văn được phát minh.
Thất Nữ giống như một cuốn lịch trong lịch sử cũng như khoa học hiện đại. Về lịch sử, Thất Nữ đã đóng vai trò là một cuốn lịch cho rất nhiều nền văn minh. Trong tiếng Hy Lạp, cái tên Thất Nữ có nghĩa là vượt biển. Ở Địa Trung Hải thời cổ đại, ngày cụm sao Thất Nữ xuất hiện lần đầu vào buổi sáng trước bình minh đánh dấu sự bắt đầu của mùa ra khơi.
Ngày lễ Halloween ngày nay bắt nguồn từ một nghi thức tôn giáo cổ ở Celt trùng với thời điểm mà Thất Nữ nằm ở thiên đỉnh. Người ta tin rằng bức màn ngăn cách sự sống và cái chết sẽ trở nên "mỏng" nhất vào thời điểm Thất Nữ đạt điểm cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm.
Ở Việt Nam cụm sao này còn được gọi là Tua Rua hay sao Mạ vì nó gắn liền với cuộc sống nông nghiệp trước đây. Mỗi khi trông thấy Tua Rua vào sáng sớm là báo hiệu thời gian gieo mạ chính vụ bắt đầu (khoảng tháng 6 dương lịch).
Nhiều người nghĩ rằng cụm sao Thất Nữ chỉ xuất hiện vào mùa đông chung với chòm sao Taurus, nhưng thật ra không phải như thế. Ở Việt Nam chúng ta quan sát được nó từ giữa tháng 6 vào lúc trước bình minh cho đến giữa tháng 4 năm sau vào lúc sau hoàng hôn.
Trong cả truyền thuyết và khoa học, cụm sao Pleiades được coi là những ngôi sao chị em ruột với nhau. Những nhà thiên văn học hiện đại nói rằng cụm sao này đã được sinh ra từ cùng một đám mây bụi khí khoảng 100 triệu năm về trước. Lực hấp dẫn đã kết dính cụm sao với vài trăm ngôi sao trải dài trong một không gian rộng khoảng 430 năm ánh sáng, và những ngôi sao này trôi dạt trong không gian với vận tốc 25 dặm/giây. Nhiều ngôi sao trong cụm sao này sáng gấp hàng trăm lần so với Mặt Trời của chúng ta.
Ngô Khánh Huy theo Bruce McClure/EarthSky